khoá còn có tác dụng hình thành các tập thể học sinh liên kết với nhau theo hứng thú. Trong các tập thể tự nguyện này, học sinh sẽ tự bộc lộ đầy đủ hơn những kĩ năng, năng lực mà trong quá trình học tập các em ít được bộc lộ. Cũng trong điều kiện này, hoạt động ngoại khoá còn giúp giáo viên hiểu và thông cảm, thương yêu học sinh của mình hơn.
3. Hoạt động ngoại khoá Văn học phải có mục đích văn học:
Như đã nói, ngoại khoá phải phục vụ cho nội khoá, nội khoá là cơ sở của chương trình ngoại khoá.
Nói đến hoạt động Văn học là nói đến các hoạt động phát huy năng khiếu sáng tạo, đặc biệt các năng khiếu đọc biểu cảm, kể chuyện nghệ thuật, chuyển thể văn học thành hoạt động sân khất. Ngoài ra, ngoại khoá Văn học còn phải giúp cho học sinh nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, sáng tạo Văn học. Từ các hoạt động ngoại khoá, nhiều em học sinh sau khi ra trường đã tiếp tục phát huy năng khiếu văn học, một số trong các em đã trở thành nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, đạo diễn, diễn viên.
III. CÁC HÌNH THỨC NGOẠI KHOÁ NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG TRƯỜNG
Có thể có nhiều cách phần loại các hình thức ngoại khoá trong nhà trường. Sau đây là các hình thức ngoại khoá có tính khả thi, căn cứ từ các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
1. Hình thức ngoại khoá Văn học:
Đây là một hình thức ngoại khoá nhằm bồi dưỡng năng khiếu. Tổ viên phải là các học sinh có một số năng lực nghiên cứu, diễn đạt.
2. Hoạt động báo chí:
Đây là một hoạt động có tính chất quần chúng, gắn liền với việc kỉ niệm các ngày lễ lớn. Có thể xây dựng phong trào viết báo tường và khi cần, viết bài cho tạo chí của trường. Báo chí là hoạt động rèn luyện kỹ năng sáng tạo văn học của học sinh và cũng là cách thức phản ánh đời sống tư tưởng, tình cảm của học sinh.
3. Công tác đọc sách:
Đây cũng là một hoạt động gắn chặt với việc học Văn. Điều quan trọng là hướng dẫn việc đọc sách qua sự phối hợp với thư viện để chống việc đọc sách có hại.
4. Thi kỹ năng đọc văn.
Đối với các trường có lớp chuyên Văn, đây là hình thức thiết thực. Có thể tổ chức thi đọc biểu cảm, kể chuyên nghệ thuật, bình đoạn văn, đọc thơ, hùng biện, ứng xử nhanh… Cần tổ chức thành phong trào từ đó lựac họn các học sinh có khả năng hơn cả đề thi chung kết. Việc thi như trên thực chất là rèn luyện các kỹ năng cơ bản của việc học Văn. Cần tổ chức định kỳ hàng năm và do tổ ngoại khoá Văn học phụ trách.
5. Tham quan danh lam, thắng cảnh.
Hoạt động tham quan danh lam, thắng cảnh bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm này là một điều kiện để cảm thụ văn chương sâu sắc và nhạy bén. Việc tham quan cần gắn với việc viết thu hoạch, bắt đầu trước hết
bằng các cuộc tham quan danh lam, thắng cảnh địa phương, các cuộc tham quan di tích tác giả có trong chương trình như lăng mộ, nhà bảo tàng Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Tú Xương, Nguyến Khuyến, Nam Cao, Xuân Diệu… rất có lợi cho việc học tác giả đó.
6. Các cuộc vui văn nghệ:
Hàng năm, nhà trường đều có tổ chức các cuộc liên hoan văn nghệ lớn. Học sinh cần được tổ chức tham gia các tiết mục. Đây là dịp để học sinh thể hiện khả năng văn học, nghệ thuật của mình qua các tiết mục đọc thơ, ngâm, hát, chuyển thể tác phẩm văn xuôi thành kịch, thành hoạt cảnh, đố vui học tập, ứng xử theo tình huống giao tiếp…
IV. KẾT LUẬN:
Có thể nói, các hình thức ngoại khoá Ngữ văn là muôn hình muôn vẻ, việc lựa chọn hình thức và tổ chức hoạt động phụ thuộc vào điều kiện từng trường. Hiện nay, công tác ngoại khoá vốn là một yêu cầu cần thiết của việc học Văn hầu như rất ít được quan tâm ở các trường. Chúng tôi mong muốn hoạt động ngoại khoá trong nhà trường phổ thông được quan tâm thích đáng và mang lại hiệu quả thiết thực.