và HS rất cao tạo được một môi trường sư phạm tốt và một tập thể sư phạm đoàn kết, học sinh có sức khoẻ tốt tác động rất lớn đến công tác dạy và học của nhà trường, HĐNK chính là cách giáo dục từ thực tiễn sinh động, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” giúp HS hình thành và rèn luyện những tình cảm đạo đức tốt đẹp và ý thức trách nhiệm của HS (đối với gia đình, thầy cô, bạn bè, hàng xóm…), giúp hình thành và phát triển những năng lực, thiên hướng ở bản thân HS, xây dựng thái độ học tập đúng đắn và ý thức tự lực, chấp hành kỷ luật.
III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HĐNK TẠI TRƯỜNG THCS: THCS:
1. Chỉ có qua HĐNK học sinh mới bộc lộ hết những tính cách, nảy sinh tình cảm gắn bó với trường lớp, phát huy được yếu tố tinh thần này vào việc học tập sẽ có những kết quả rõ rệt. Truyền thống của một ngôi trường khởi nguồn từ những hoạt động thực tiễn của tập thể sư phạm trong đó những hoạt động của học sinh là một phần rất quan trọng, chính các em sẽ viết nên truyền thống nhà trường thông qua các hoạt động học tập, HĐNK của mình.
Thực tế cho thấy các trường có chất lượng giáo dục cao đều có mảng hoạt động ngoại khoá phong phú, đa dạng và có bề dày truyền thống, và khi HS cảm thấy tự ho vì truyền thống ngôi trường mà mình đang học sẽ nảy sinh ý thức gìn giữ, phát huy truyền thống ấy, đó là điều kiện thuận lợi cho sứ mệnh dạy và học của ngôi trường ấy phát triển.
2. Việc xây dựng kết hoạch HĐNK hàng năm và hiện thức hoá kế hoạch ấy cần chú ý các yếu tố sau đây:
• Phải có mục đích giáo dục rõ ràng (chú trọng yếu tố phục vụ xã hội, xây dựng tập thể và tự giáo dục)
• Kế hoạch phải dựa trên lợi ích chính đáng của HS, vì thế cần có thăm dò trên diện rộng về sở thích, nguyện vọng của HS để có những hoạt động thích hợp đảm bảo tính vừa sức.
• Lịch HĐNK thật cụ thể với các mốc thời gian, phần công rõ, nhất là phải huy động được toàn HĐSP cùng tham gia.
• Có phương án linh hoạt để giải quyết bài tàon về tài chính loại HĐ này: trước hết phải tạo được sự tin tưởng đồn thuận nơi PHHS qua đó mới có thể thực hiện “xã hội hoá” với phương châm phục vụ là chính, chú ý việc tạo nguồn quỹ cho HĐNK bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ tạo nguồn thu từ dịch vụ cho các hội trại, sân chơi… từ nguồn thu đó phục vụ tiếp cho các hoạt động sau.
• BGH phải đặt HĐNK ngang tầm với HĐ GD văn hoá và có quyết tâm để thực hiện HĐNK
• Tận dụng CSVC sẵn có thông qua việc sắp xếp TKB HĐNK hợp lý và bố trí không gian sân bãi… CSVC dù có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có sự tổ chức, phát động và tạo sự tự giác trong luyện tập bộ môn cho HS thì cũng vô ích.
Từ thực tiễn trên có thể nói “Nếu biến hoạt động ngoại khoá thành nhu cầu tự thân mỗi học sinh thì tính tự giác sẽ xuất hiện và khi đó mọi việc trở nên dễ dàng..”.