giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam.
“Hoạt động ngoại khoá” hẳn không phải là một cụm từ xa lạ gì đối với học sinh phổ thông, các nhà quản lý giáo dục cũng như các giáo viên ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, liệu rằng các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay đã được thực hiện đến đâu và thực sự phát huy được hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy - học tập hay chưa thì vẫn còn là một vấn đề nan giải.
I/ SO SÁNH VỀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở SINGAPORE VÀ VIỆT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở SINGAPORE VÀ VIỆT NAM
Có thể nói giáo dục phổ thông là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển tư duy, tính cách của người học sinh. Giáo sư Võ Tòng Xuân đã từng nhận định về vai trò của giáo dục phổ thông đối với việc phát huy tiềm năng của con người trong một bài báo như sau: “Cái gốc của hệ thống giáo dục mỗi quốc gia là giáo dục phổ thông (từ các lớp mầm non đến hết trung học phổ thông), nơi mà những kiến thức cơ bản cần thiết về khoa học tự nhiên và xã hội được giới thiệu cho mỗi con người mới lớn lên tiếp xúc với thế giới. Cái gốc này có vững thì con người mới tự lập trong suốt cuộc đời”.1 Trong bài báo này Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng đã chỉ ra rằng các em học sinh Việt Nam khi được đào tạo theo chương trình bậc trung học của một nước tiên tiến như Singapore chẳng hạn thì các em lại có thể phát huy tiềm năng xuất chúng hơn so với các em học theo chương trình trung học trong nước. Một trong những nguyên nhân tạo ra sự khác biệt đó chính là do khi học ở các trường trung học Singapore, các em học sinh được tham gia rất nhiều vào các hoạt động ngoại khoá như các môn thể thao, ca hát, học các loại đàn ghita đến dương cầm, học hùng biện, cách hội họp và được hướng dẫn cách tổ chức những buổi hội nghị, hội thảo…
Trong mỗi hoạt động như thế, mỗi học sinh được đòi hỏi phải tự giác tham gia từ đầu đến cuối. Cũng theo bài báo này, các em học sinh Việt Nam khi được theo học chương trình trung học của Singapore đều tỏ ra rất thích thú với các môn học ở chương trình học này bởi với mỗi bài học các em đều được các thầy cô giáo liên hệ với những vấn đề cụ thể gắn liền với cuộc sống, chứ không đơn thuần là lý thuyết chung chung. Ví dụ với môn Địa lý nhân văn, các em sẽ có bài học về phát triển văn minh đô thị ở nhiều nước trên thế giới hiện nay, các bài học về các môn khoa học như hoá học, vật lý thì thường có bài tập trong phòng thí nghiệm cho dễ hiểu bài. Các hoạt động ngoại khoá đều có cơ sở vật chất và
trang thiết bị để các học sinh tham gia. Thông qua các hoạt động ngoại khoá gắn liền với các môn học như vậy, các học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy, tinh thần. Thay vì chỉ được học những kiến thức mà thầy cô truyền đạt, tự bản thân mỗi học sinh cũng có thể tìm tòi, khám phá thêm những kiến thức, những vận dụng mới liên quan đến bài học.
Với chương trình học kết hợp với những hoạt động ngoại khoá như vậy, người giáo viên không đơn thuần chỉ đóng vai trò là người cung cấp kiến thức cho học sinh, mà còn được tiếp nhận, bổ sung thêm những kiến thức từ chính những học sinh của mình. Ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khoá gắn liền với các môn học như thế này cũng sẽ phát huy và kích thích khả năng nghiên cứu, tìm tòi thêm của các giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của các giáo viên. Đặc biệt, chương trình học phổ thông của Singapore nhấn mạnh đến các môn xã hội nhân văn để giúp cho các học sinh có thể phát triển sự hiểu biết tổng quát của mình để có kỹ năng biết suy luận, phán đoán và sáng tạo. Như vậy, nếu đem so sánh với chương trình học, cũng như phương pháp giảng dạy phổ thông ở Việt Nam có thể thấy có một sự khác biệt rất lớn.
Tại sao chương trình phổ thông ở Singapore có thể kết hợp thành công việc truyền đạt kiến thức và các hoạt động ngoại khoá thiết thực như vậy mà ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa làm được và Việt Nam cần làm gì để thực hiện được điều đó? Phải chăng đó chính là do chương trình học ở Việt Nam còn quá nặng, mang tính chất lý thuyết nhiều, khối lượng kiến thức quá lớn, nên các giáo viên không có đủ thời gian để hướng dẫn các em thực hiện các hoạt động ngoại khoá cho môn học. Chẳng hạn, đối với môn tiếng Anh là môn cũng có thể dễ tổ chức hoạt động ngoại khóa nhất, 1 học kỳ có khoảng 45 tiết học, nhưng để tổ chức
tiếng Anh cũng phải mất trung bình từ 3-4 tiết học, chưa kể đến thời gian chuẩn bị của giáo viên cũng như học sinh. Nếu trong 1 tuần, học sinh phải chuẩn bị khoảng 3 hoạt động ngoại khoá cho khoảng 3 môn như vậy thì chắc chắn sẽ không có đủ thời gian để học những môn khác nữa.
Lý do cơ bản thứ hai tạo ra sự khác biệt giữa hai nền giáo dục nữa là phương pháp giảng dạy của giáo viên. Ở Việt Nam, đặc biệt là phổ thông, chúng ta vẫn quen với phương pháp thuyết giảng hay thầy đọc - trò chép. Phương pháp này đối với một số môn học hay bài học mang tính chất lý thuyết thì hoàn toàn phù hợp, nhưng không phải có thể áp dụng phù hợp cho tất cả các môn học. Đối với những môn đòi hỏi sự tư duy sáng tạo hay áp dụng thực tiễn thì quả thật việc sử dụng phương pháp này sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng tìm tòi, khám phá của các em học sinh.