1. Ngoại khoá không tách rời nội khoá, nhằm phục vụ nội khoá.
Công tác ngoại khoá Ngữ văn chỉ hấp dẫn học sinh khi nó phục vụ cho chương trình nội khoá, tức là việc học môn Ngữ văn theo chương trình. Ngoại khoá hướng về các tri thức, các kỹ năng không có trong chương trình nhưng lại liên quan chặt chẽ với chương trình và phục vụ việc củng cố hoặc nâng cao các tri thức và các kỹ năng trong chương trình. Như vậy, kế hoạch ngoại khoá phải được xây dựng trên cơ sở chương trình nội khoá, phù hợp với điều kiện thời gian cho phép. Thoát ly nội khoá, ngoại khoá sẽ làm mất thời gian học tập và sẽ giảm hứng thú hoạt động. phạm vi ngoại khoá Văn học rất rộng. Vì vậy, chọn các hoạt động nào gắn với nội khoá nhất để lập kế hoạch hoạt động là công việc đầu tiên nằm trong kế hoạch dạy học đầu năm của mỗi nhà trường (Ban giám hiệu, Tổ bộ môn)
2. Ngoại khoá phải dựa trên cơ sở tự nguyện của học sinh.
Ngoại khoá là phần hoạt động không bắt buộc, nhưng cần thiết. Ngoại khoá Ngữ văn lại cần có sự hăng say, thích thú và sự thể hiện khả năng riêng của từn học sinh. Ngoại khoá ít nhiều có ảnh hưởng đến thời gian học tập nội khoá, nhất là với các em học kém. Vì vậy, hoạt động ngoại khoá cần chú ý khơi dậy sự
tự giác, tự nguyện của học sinh. Khi đã tự nguyện, tự giác, học sinh sẽ khắc phục mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao, mặt khác, gặp thất bại các em sẽ không bao giờ nản chí. Các nhóm học sinh tự nguyện tham gia ngoại khoá Ngữ