HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Văn học: Thơ Hoa kết trá

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo án 4 tuổi Chủ đề thực vật (Trang 96 - 103)

C- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: vườn rau

BHOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Văn học: Thơ Hoa kết trá

Văn học: Thơ Hoa kết trái

I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài thơ “ hoa kết trái”, tên tác giả: Thu Hà. - Trẻ cảm nhận âm điệu êm dịu của bài thơ.

- Trẻ đọc thuộc thơ, cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên qua bài thơ. 2.Kĩ năng:

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng.

- cung cấp từ mới cho trẻ: tim tím, vàng vàng, chói chang, nho nhỏ, xinh xinh, trắng tinh….

3.Thái độ: qua bài thơ trẻ yêu thích và bảo vệ thiên nhiên. II.chuẩn bị

1. Chuẩn bị cho cô: Tranh minh họa bài thơ. 2. Chuẩn bị cho trẻ:

III.Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tỏ chức, gây hứng thú. Cô và trẻ hát bài “ màu hoa”. - Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về những màu hoa nào?

Trẻ hát. Trẻ trả lời

- Con biết những loại hoa nào?

Có một bài thơ nói về vẻ đẹp của các loại hoa kết thành quả. Đó là bài thơ “ hoa kết trái”, cô sẽ đọc cho cả lớp mình cùng nghe.

2. Vào bài.

2.1. đọc diễn cảm bài thơ.

- Cô đọc mẫu lần 1 không tranh. - bài thơ cô vừa đọc tên gì?

- bài thơ “ Hoa kết trái” của ai sáng tác? - Các con có biết chỉ nghe tên bài thơ “ Hoa kết trái” nói lên điều gì không? ( Hoa kết trái là loại hoa kết thành quả, miền bắc gọi là quả miền nam gọi là trái nên cô Thu Hà đặt tên cho bài thơ là “ Hoa kết trái”)

Và để xem những loại hoa kết thành trái có màu sắc như thế nào?

Cô và các con hãy cùng đến thăm vườn hoa đó nhé!

* Giáo dục an toàn giao thông.

- Cô đọc thơ lần 2 có tranh minh họa. 2.2.Đàm thoại, đọc trích dẫn.

- Trong bài thơ có những loại hoa gì? - Hoa cà có màu gì? Hoa cà kết thành gì? -Hoa gì có màu vàng? Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì?

Cô Thu Hà dùng từ vàng vàng để nói lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp.

- Các con đã được ăn quả mướp chưa? - Hoa Lựu đỏ chói chang được nhà thơ ví với cái gì? “ hoa lựu chói chang

đỏ như đốm lửa”

- Hoa Lựu cũng phát triển thành quả.quả lựu ăn rất ngon mà không phải chế biến. “ Hoa vừng nho nhỏ

Hoa đỗ xinh xinh”

- Những loại hoa này nở thành từng chùm bông hoa nhỏ xíu trông rất đẹp. các loại hoa này cũng két thành quả.

Trẻ kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trẻ nghe

bài thơ “ Hoa kết trái” Cô Thu hà

Cô và trẻ đi xem tranh.

Trẻ nghe

Hoa cà, hoa mướp, hoa lựu, hoa vừng, hoa đỗ, hoa mận..

màu tím Quả mướp

Trẻ trả lời Như đốm lửa

- Thế còn hoa mận có màu gì?

Cô đọc lại câu thơ và cho trẻ đọc cùng cô 2 câu thơ trên.

“ Hoa mận trắng tinh Lung linh trước gió”

- Chúng mình đã được ăn quả mận chưa? ăn mận các con thấy có vị gì?

- Trong bài thơ “ hoa kết trái” nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả. Mỗi loại hoa có màu sắc khác nhau. Hoa không những đẹp mà còn cho chúng ta những loại quả vừa ăn ngon lại giúp cho cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, vì vậy ở 4 câu thơ cuối cô Thu hà đã nhắc nhở các bạn nhỏ điều gì?

2.3. dạy trẻ đọc thơ

- Bài thơ nói về các loại hoa kết thành quả rất là hay và bây giờ cô cháu mình cùng học thuộc bài thơ này nhé!

- Trẻ đọc thơ theo cô. - Trẻ tự đọc thơ 2- 3 lần.

- Tổ trẻ đọc thơ, nhóm trẻ đọc thơ, ca nhân trẻ đọc thơ.

Cô sửa sai cho trẻ. 3. Củng cố, kết thúc.

- Các con vừa được đọc bài thơ có tên là gì? bài thơ do ai sáng tác?

- Các con có muốn có nhiều loại quả ăn không?

- vậy chúng mình phải làm gì?

* Giáo dục trẻ biết trồng và chăm sóc cây.

Cô và trẻ chơi trò chơi “ gieo hạt” 4. Kết thúc. cô và trẻ hát bài “ Em yêu cây xanh”.và đi ra ngoài.

Trắng tinh

Trẻ trả lời

Đừng hái hoa tươi

Trẻ đọc thơ Trẻ đọc thơ Trẻ đọc thơ Trẻ trả lời Cô Thu Hà Có ạ! Phải trồng cây trẻ chơi trò chơi Trẻ hát.

quan sát: Củ cà rốt

Trò chơi: Trốn mưa + Gieo hạt I. Yêu cầu

- Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên - Phát triển khả năng quan sát,so sánh, phân tích.

- Trò chơi vận động trẻ chơi đúng luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chơi tự do,trẻ chơi thoải mái, cô chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ. II. Chuẩn bị

- Kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ. - Giới thiệu đối tượng để quan sát. - Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát. III, Cách tiến hành

1.Quan sát.

- Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô. cô đố: Củ gì màu đỏ, thỏ rất thích ăn? - Các con thấy cô có gì đây?

ai cho cô biết củ cà rốt có đặc điêm gì?

Có màu gì? Có dạng như thế nào? củ cà rốt dùng để làm gì? - Ăn củ cà rốt có vị gì?

- các con được ăn những món ăn gì từ củ cà rốt?

Các con ạ! củ cà rốt ăn có vị ngọt, chứa rất nhiều vi ta min A nên người ta chế biến được rất nhiều món ăn từ củ cà rốt.

- Vậy muốn có nhiều củ cà rốt ăn chúng ta phải làm gì? - gieo hạt trồng cây.

2, Trò chơi:

- Trò chơi vận động: Trời mưa (luật chơi và cách chơi trang 4 – 5 tuyển tập thơ truyện bài hát câu đố theo chủ đề).

( Trẻ chơi 3-4 lần)

- Trò chơi dân gian: Gieo hạt ( trẻ chơi 2 -3 lần) - Chơi ý thích: trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ.

3, Nhận xét: gần hết giờ chơi cô gọi trẻ lại và hỏi: hôm nay cô cho các con quan sát cái gì? chơi trò chơi gì? con thích được làm gì nhất?

Cô nhận xét giờ học. cho trẻ rửa tay. D- HOẠT ĐỘNG GÓC

- Góc xây dựng: xây công viên cây xanh - Góc phân vai: bán hàng rau, củ, quả - Góc tạo hình: nặn củ cà rốt.

- Góc thiên nhiên : chăm sóc cây xanh. (thực hiện theo bài soạn tuần)

E- VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA. 1,vệ sinh: Cô kết thúc giờ học.

- cho trẻ rửa tay, lau khô tay. - ngồi vào bàn ăn .

2,Ăn trưa:

- cô ổn định tổ chức lớp.

- Giới thiệu các món ăn, chia ăn. - Trẻ ăn, cô động viên quan sát trẻ ăn. - Giáo dục trẻ biết mời cô, mời các bạn. - Trẻ ăn xong vệ sinh răng miệng. 3, Ngủ trưa.

G- HOẠT ĐỘNG CHIỀU.

1. Hoạt động lao động: Nhặt lá vàng rơi.

*Yêu cầu: Trẻ nhặt lá rụng ở khu vực sân trường sau đó cho vào rổ rồi đổ vào thùng rác.

* Chuẩn bị: Rổ nhỏ, thùng rác, nước rửa tay. * Cách tiến hành:

- Cô hướng dẫn trẻ cách nhặt lá rụng.

- cô cho trẻ nhặt lá ở khu vực sân trường. cô quan sát, hướng dẫn trẻ. - Cho trẻ rửa tay, cất đồ dùng.

- Nhận xét – khen ngợi. 2. Vệ sinh, nêu gương trả trẻ. * Nhận xét- đánh giá cuối ngày: - Tình hình sức khỏe trẻ:

- Trạng thái tình cảm thái độ hành vi của trẻ: - Kiến thức, kĩ năng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ 6 ngày 19 tháng 03 năm 2010

A- ĐÓN TRẺ- THỂ DỤC SÁNG- ĐIỂM DANH

1, trò chuyện: Hôm nay ai đưa con đi học? con học bằng phương tiện gì? khi ngồi trên xe máy, xe đạp phải ngồi như thế nào?

2, Thể dục sáng ( thực hiện theo bài soạn tuần)

3, Điểm danh: Nắm được số trẻ đến lớp, lí do trẻ vắng mặt. B- HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Làm quen với toán: Nhận biết khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật I.Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức: Trẻ nhận biết khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật. 2, kĩ năng: Kĩ năng phân biệt, nhận biết, so sánh.

3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi. II. chuẩn bị

- Một số đồ vật có dạng khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu. 2. Chuẩn bị cho trẻ: Mỗi trẻ một bộ ba loại khối trên.

III.Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của cô

1. Ôn định tổ chức, gây hứng thú. - trò chuyện về chủ đề.

- Cô đố lớp mình biết bây giờ là mùa gì? - mùa xuân có gì?

- Cô tặng cho mỗi bạn một rổ quà. 2. Vào bài.

2.2.Nhận biết, gọi tên khối.

- Cô giơ từng loại khối, cho trẻ chọn khối giống của cô.

- Cô giơ khối cầu, trẻ tìm khối cầu để giơ lên đồng thời nói tên khối.

- cô làm tương tự với khối vuông, khối chữ nhật.

- Cho trẻ chọn khối theo tên gọi: cô nói tên khối, trẻ chọn nhanh khối và giơ lên. - Trẻ tìm những đồ vật có dạng các khối trên đặt ở xung quanh lớp.

2.3. luyện tập nhận biết khối.

- Cho trẻ chơi trò chơi: “ tìm đúng nhà” số nhà là các khối, trẻ có khối nào về nhà có khối đó.

3. kết thúc: - Cô nhận xét giờ học. - Cô và trẻ hát “ Em yêu cây xanh”

Mùa xuân

Có tết, có cây , có hoa.

Trẻ chọn khối giống của cô Trẻ giơ khối cầu.

Trẻ tìm khối vuông Trẻ chọn khối và giơ lên. Trẻ tìm xung quanh lớp.

Trẻ chơi trò chơi.

C- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Quan sát: cây chuối

trò chơi: bánh xe quay + gieo hạt. I.Mục đích yêu cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1,Kiến thức: Trẻ biết tên gọi và một số đặc đểm của cây chuối. - Ích lợi của cây chuối đối với con người.

2, Kĩ năng: luyện kĩ năng chơi trò chơi. Trẻ được vận đọng khi tham gia chơi. 3, Thái độ: giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi, chơi đoàn kết với bạn.

II.Chuẩn bị

- Kiểm tra sức khỏe, trang phục trẻ. - Đối tượng để quan sát.

- Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát III. Cách tiến hành

1, Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây chuối - Chúng mình có biét đây là cây gì không?

- Đây là cây chuối, hôm nay chúng mình cùng nhau quan sát cây chuối nhé! Bạn nào có thể cho cô và các bạn biết cây chuối có đặc điểm gì nào?

- À cây chuối có thân cây, lá cây này và cả rễ cây nữa đấy. - Các con quan sát cây chuối như thế nào?

- Thân cây như thế nào?

- Các con thử sờ vào thân cây xem nó như thế nào nhé? - À thân cây chuối nhẵn và mềm đúng không nào? - Thế lá chuối như thế nào?

- Vì sao lại có cả lá màu vàng?

- Các con thấy cây chuối có nhiều rễ không? - Rễ cây chuối như thế nào?

- Mọi người trồng cây chuối để làm gì?

* Giáo dục trẻ: muốn cho môi trường xanh, sạch đẹp, có nhiều quả để ăn chúng mình phải làm gì?

2, Trò chơi

- Trò chơi vận động: bánh xe quay luật chơi và cách chơi trang 18 tuyển tập thơ truyện bài hát theo chủ đề.

- Trò chơi dân gian: gieo hạt ( Trẻ chơi 2 – 3 lần ) 3, Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích. cô bao quát trẻ.

4, Nhận xét: gần hết giờ học cô tập trung trẻ lại và nhận xét về giờ hoạt động ngoài trời.

- Hỏi ý thích của trẻ: con thích hoạt động nào trong giờ hoạt động ngoài trời ngày hôm nay? vì sao? vậy giờ sau các con thích làm gì?

- Cho trẻ rửa tay, vào lớp. D- HOẠT ĐỘNG GÓC

- Góc xây dựng: xây công viên cây xanh. - Góc phân vai: bán hàng rau, củ, quả - Góc tạo hình: Nặn củ cà rốt.

- Góc thiên nhiên : chăm sóc cây xanh. (thực hiện theo bài soạn tuần)

E- VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA. 1,Vệ sinh: Cô kết thúc giờ học.

- Cho trẻ rửa tay,lau khô tay. - Ngồi vào bàn ăn .

2, Ăn trưa:

- Cô ổn định tổ chức lớp.

- Trẻ ăn, cô động viên quan sát trẻ ăn. - Giáo dục trẻ biết mời cô, mời các bạn. - Trẻ ăn xong vệ sinh răng miệng. 3, Ngủ trưa.

G- HOẠT ĐỘNG CHIỀU.1. Sinh hoạt văn nghệ: 1. Sinh hoạt văn nghệ:

* Yêu cầu: Trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện những bài hát đã học trong chủ đề. * Chuẩn bị: đài , dụng cụ âm nhạc

* Cách tiến hành: Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ thế giới thực vật” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho trẻ ôn lại những bài hát đã học trong chủ đề ( cả những bài phù hợp mà trẻ thuộc)

- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ.( Cô cổ vũ động viên khuyến khích trẻ) - Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

2. Nêu gương bé ngoan

* Yêu cầu: Trẻ biết nhận xét những ưu nhược điểm của mình và các bạn trong một tuần học vừa qua.

* Chuẩn bị: Phiếu bé ngoan, bảng bé ngoan. * Cách tiến hành

- Hôm nay là thứ mấy các con? - Thứ 6 là ngày gì trong tuần?

- Bạn nào cho cô biết trong tuần học vừa qua con thấy có bạn nào ngoan? bạn nào chưa ngoan vì sao?

2.Vệ sinh – nêu gương – trả trẻ. * Nhận xét- đánh giá cuối ngày: - Tình hình sức khỏe trẻ:

- Trạng thái tình cảm thái độ hành vi của trẻ: - Kiến thức, kĩ năng

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo án 4 tuổi Chủ đề thực vật (Trang 96 - 103)