1. Kiến thức
- Học sinh nắm được 2 đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hoà.
- Tính chất thất thường do vị trí trung gian, tính đa dạng thể hiện ở sự biến đổi thiên nhiên trong không gian và thời gian.
- Phân biệt sự khác nhau các kiểu khí hậu của đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu.
- Nhiệt độ và lượng mưa khác nhau sẽ ảnh hưởng tới phân bố rừng ở đới này.
2. Kỹ năng.
- Củng cố kỹ năng đọc, phân tích ảnh và bản đồ địa lý. - Nhận biết các kiểu khí hậu ôn hoà qua biểu đồ tranh ảnh.
3. Thái độ.
Giúp học sinh nhận ra sự khác biệt của khí hậu đới ôn hoà với khí hậu xích đạo mà các em đang sống.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Lược đồ những yếu tố gây biến động TT ở ôn hoà.
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở ven ĐTH.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh 4 mùa.
Ôn lại bài (CĐKH trên TĐ SGK/6)
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.1. Ổn định lớp. 1. Ổn định lớp.
Giáo viên hệ thống lại kiến thức cũ bằng những câu hỏi cụ thể cho học sinh đứng tại chỗ trả lời.
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
Trong bài các đới khí hậu/SGK6 đã học: từ CT đến 2 vòng vực có 2 đới khí hậu ở đó góc chiếu và nhiệt độ chênh lệch nhau nhiều – nên ở đây có đầy đủ các mùa trong năm. Đó là đới gì chúng ta vào bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* Hoạt động 1.
? Trên trái đất có mấy đới khí hậu? Là những đới nào? Giáo viên treo hình các đới khí hậu/SGK6.
? Môi trường đới ôn hoà được xác định từ vĩ độ nào
vĩ độ nào?
? Quan sát bảng số liệu: Có mấy đới khí hậu là những đới nào?
- 3 địa điểm thuộc 3 đới khí hậu: địa điểm 510B giữa đới nóng và đới lạnh là đới gì? (ôn hoà)
? Đới ôn hoà nằm giữa 2 đới có nhiệt độ trung bình lượng mưa trung bình thể hiện tính chất gì? Tính chất trung gian.
? Ngoài ra tính chất trung gian thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm như thế nào? (Không nóng không lạnh, 100C mát mẻ).
? Tính chất trung gian thể hiện ở lượng mưa trung binìh năm ra sao? (không ít mưa như đới lạnh và không quá nhiều như ở đới nóng).
? Qua bảng số liệu vừa phân tích hãy cho biết đặc điểm khí hậu của đới ôn hoà?
? Quan sát hình 13.1: Những yếu tố gây biến động về thời tiết Hướng dẫn học sinh quan sát các mũi tên… ? Quan sát hình 13.1 thấy các không khí lạnh di chuyển từ đâu đến đâu? (đới lạnh, VCB xuống)
(Các không khí nóng di chuyển như thế nào (CTB lên) nguyên nhân TT thất thường, các đốt khí nóng từ CT lên và lạnh từ vùng cực tràn lên, gió Tây ôn đới với dòng biển nóng, ấm, ẩm thời tiết biến động)
Hình 13.1: xác định đới ôn hoà - giới hạn, diện tích phần đất nổi của đới.
Chính những điều kiện thời tiết thất thường ấy đã để lại hậu quả gì với khu vực này? nhiệt độ giảm đột ngột, gió mạnh nhiệt độ tăng, khô dễ cháy.
Tăng hoặc giảm 10 – 150C.
? Lớp 6 các em đã biết giới hạn từ 300BN lên 600BN là đới ôn hoà, có loại gió nào thường xuyên thổi? (Tây ôn đới một trong hai HLKQ)
1. Khí hậu.
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh - thời tiết thất thường.
? Gió Tây ôn đới có ảnh hưởng như thế nào tới đới ôn hoà?
- Quan sát hình 13.1 đồng thời với gió Tây ôn đới thì các không khí từ đại dương mang theo hơi ẩm và ấm vào phía tây của châu lục.
? Không khí đa dạng ẩm – mát tại sao khu vực này lại ẩm, ấm? (Do dòng biển nóng phía Đông Hoa Kỳ…) * Hoạt động 2.
- Các dòng biển nóng và các khối khí đã làm cho môi trường đới ôn hoà có sự thay đổi rõ rệt (ở xích đạo có 2 mùa rõ rệt ở đới ôn hoà sẽ có 4 mùa)
Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh 4 mùa.
? Nhận xét sự biến đổi cảnh sắc thiên nhiên qua 4 mùa? ? Tại sao Miền Nam Việt Nam lại không có 4 mùa XHTD mà chỉ có 2 mùa?
(12 tháng chia 4 mùa, những mùa 3 tháng) Dán bảng phụ.
Tháng 12 – 3 3 – 6 6 – 9 9 – 12
Mùa MĐ MX MH MT
Thời tiết Trời lạnh, tuyết rơi Nắng ấm tuyết tan Nắng nóng mưa nhiều Trời mát lạnh khô Cây cỏ Phát triển chậm, trơ cành lá rụng Cây ra hoa nẩy nộc Quả chín Lá khô vàng rụng ? Thời tiết về mùa đông ở đới ôn hoà có đặc điểm gì? ? Cây cỏ phát triển như thế nào? Thảm thực vật ở đới phát triển ra sao?
- Đặc điểm trên giống với thời tiết ở Miền Bắc nước ta tuy nhiên về mùa Đông không phải nơi nào cũng có tuyết rơi từ Sapa những năm nào nhiệt độ xuống quá thấp mà thôi.
? Qua những phân tích trên cho biết thiên nhiên của đới ôn hoà thể hiện như thế nào? (thay đổi như thế nào) (T) ? Quan sát hình 13.1: Nêu tên các kiểu môi trường ở đới ôn hoà? (môi trường ODHD, LĐ, DTHải, Cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt đới ẩm)
? Xác định vị trí các kiểu môi trường.
? Môi trường ôn đới hải dương gần hay xa biển.
? Môi trường này ở phía nào của lục địa? (T) gần cực hay gần CTB.
? Quan sát tiếp các dòng biển nóng – cho biết mối quan hệ với môi trường OĐHD)
? Ở Châu Á, từ Tây xuống Đông có các kiểu môi trường nào? (Cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm và ôn đới lục địa, hải dương, ôn đới hoang mạc).