6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.2. Hình ảnh nguồn gốc xuất xứ quốc gia
Theo Johansson (2000), định nghĩa được sử dụng thường xuyên nhất của hình ảnh nguồn gốc xuất xứ quốc gia là định nghĩa nó như hình ảnh, danh tiếng, và ấn tượng mà doanh nghiệp và người tiêu dùng gắn với các sản phẩm từ một quốc gia nhất định [17].
Theo Nagashima (1970), hình ảnh nguồn gốc xuất xứ quốc gia như bức ảnh, danh tiếng và ấn tượng làm cho người tiêu dùng gắn bó với các sản phẩm của một quốc gia cụ thể. Hình ảnh này được xây dựng theo các đặc điểm quốc gia, nền kinh tế, chính trị, lịch sử và truyền thống [20].
tả nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng của một sản phẩm đến từ một quốc gia nhất định và người dân tại quốc gia tương ứng. Hình ảnh nguồn gốc xuất xứ quốc gia là hình ảnh tổng hợp của các sản phẩm của một quốc gia cụ thể, nơi mà người tiêu dùng nhận thức được[21].
Knight & Calantone (1999) cũng xác định rằng hình ảnh xuất xứ quốc gia như là sự phản ánh của nhận thức chung của khách hàng về chất lượng hàng hoá được sản xuất tại một quốc gia cụ thể và bản chất của người dân từ các quốc gia nhất định[18].
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng hình ảnh nguồn gốc xuất xứ quốc gia ảnh hưởng đến những đánh giá của người tiêu dùng đối với những sản phẩm khác nhau và những nhãn hiệu khác nhau. Nó phản ánh những ý niệm chung nhất ở người mua về chất lượng sản phẩm và con người ở một quốc gia nhất định.
Sản phẩm đến từ các nước kém phát triển có thể phải chịu hình ảnh nguồn gốc xuất xứ quốc gia tiêu cực, có lẽ hầu hết do lịch sử sản xuất tương đối ngắn, không giống như sản phẩm ở quốc gia phát triển thường có hình ảnh chất lượng sản phẩm tích cực. Đối với các loại sản phẩm (bền) như ô tô… mức độ tác động của hình ảnh nguồn gốc xuất xứ quốc gia đến ý định mua của người tiêu dùng rất lớn. Người tiêu dùng có xu hướng tìm hiểu thêm về nguồn gốc xuất xứ quốc gia khi quyết định mua hàng.