Mối quan hệ giữa nguồn gốc xuất xứ quốc gia và thái độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của xuất xứ quốc gia đến ý định mua ô tô nhật bản (Trang 39 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4. Mối quan hệ giữa nguồn gốc xuất xứ quốc gia và thái độ

Nagashima (1970) cho rằng nhận xét của người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ quốc gia được xem là tương đương với thái độ đối với sự đánh giá sản phẩm [20]. Maronick (1995) nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng Mỹ với biểu thị “Made in USA”, và kết luận rằng: đối với các sản phẩm được đánh giá cao thì “Made in” dường như dẫn tới giá trị ước đoán cao hơn, từ đó đề xuất tương quan trực tiếp giữa nhận thức về nguồn gốc xuất xứ quốc gia và sự đánh giá sản phẩm.

và sản phẩm được sản xuất tại đó, các khái niệm này có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với sự giải thích thông tin về đặc tính sản phẩm.

Nguồn gốc xuất xứ quốc gia không chỉ là một yếu tố thuộc về nhận thức mà còn là một hình ảnh mang tính biểu cảm, và có thể tác động đến tiến trình ra quyết định mua của người tiêu dùng. Nguồn gốc xuất xứ quốc gia không chỉ tác động đến tiến trình nhận thức về chất lượng sản phẩm mà nguồn gốc xuất xứ quốc gia còn mang một ý nghĩa xúc cảm đối với người tiêu dùng, nó đóng vai trò quan trọng ngang bằng với những thuộc tính khác như chất lượng và độ tin cậy trong nhận định của người tiêu dùng [16]. Ở một số trường hợp, thái độ của người tiêu dùng về xuất xứ quốc gia tác động mạnh đến ý thích về sản phẩm.

Verlegh & Steenkamp (1999) đã chỉ ra trường hợp một số người tiêu dùng Úc tẩy chay các sản phẩm của Pháp bởi vì Pháp đã thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân ở Thái Bình Dương. Hay, Obermiller & Spangenberg (1989) kết luận rằng người Ảrập và người Mỹ thường không có thiện cảm đối với những thiết bị có nguồn gốc Israel mặc dù họ biết rằng những thiết bị đó có chất lượng tối tân. Những chuẩn mực đạo đức cũng phần nào liên quan đến xuất xứ quốc gia, nhiều khách hàng xem trọng khía cạnh đạo đức trong việc lựa chọn những sản phẩm có xuất xứ khác nhau.

Trong một hoàn cảnh mua cụ thể, không chỉ nguồn gốc xuất xứ quốc gia mà còn sự tương tác giữa hình ảnh và các yếu tố thông tin khác có vai trò quan trọng khác nhau trong hành vi mua của khách hàng. Thêm vào đó, nhận thức của người tiêu dùng về một sản phẩm cụ thể sẽ khác nhau tùy theo nhãn hiệu, địa điểm mua hàng cũng như các thành phần quốc tịch, yếu tố kinh tế xã hội sẽ chi phối đến hành vi mua. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào tác động của xuất xứ quốc gia đến thái độ và quyết định mua của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của xuất xứ quốc gia đến ý định mua ô tô nhật bản (Trang 39 - 41)