II. tổng quan tài liệu
3.3. Các hình thức nuôi trồng rong câu ở Việt Nam hiện nay
Ng−ời dân vùng ven biển phía bắc Việt Nam từ lâu đ- sử dụng 4 hình thức nuôi quảng canh truyền thống, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nụng nghiệp……… 25
canh và nuôi thâm canh cho nuôi trồng thuỷ sản nói chung và cho rong câu nói riêng.
a. Quảng canh truyền thống (QCTT): hình thức trồng này diễn ra từ lâu đời, bà con không đầu t− giống, không đầu t− phân bón mà chỉ đầu t− cho khâu đào đắp, chi phí sửa cống, bờ đâm, bờ ao bị vỡ, dò rỉ. Diện tích ao đầm từ vài ha đến 100ha, trong ao đầm nuôi tôm, cá n−ớc lợ và có rong câu tự nhiên phân bố. Đến mùa vụ khai thác, tổ chức thu gom. Năng suất rong câu thu đạt từ vài kg đến vài trăm kg khô/ha/năm, tuy nhiên có những đầm năng suất thu hoạch có thể v−ợt lên 1 tấn khô/ha/năm. Nguồn nguyên liệu thu này không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu của từng năm. Hình thức nuôi này phổ biến từ các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá.
b. Quảng canh cải tiến (QCCT): là kiểu nuôi quảng canh truyền thống nh−ng bổ sung thêm nguồn giống và phân bón, và nuôi ghép với các đối t−ợng nuôi hải sản. Diện tích từ vài ha đến vài chục ha. Đầm nuôi có hoặc ch−a có rong câu phân bố, đáy đầm là bùn hoặc bùn cát, độ sâu của đầm từ 0,5 - 1,0m, pH của đầm đạt từ 7,0 - 8,5, độ mặn dao động từ 10 - 28%o, mật độ rong giống bổ sung từ vài chục đến 200g/m2, đến khi sinh l−ợng của rong đạt 600 - 1000g/m2 thì cho thu tỉa. Hình thức nuôi này có thể thu đ−ợc 3 - 4 lần (khoảng 40 - 50 ngày có thể thu đ−ợc). Năng suất thu hoạch có thể đạt 500 - 800 kg khô/ha/năm hoặc 1500 - 2000 kg khô/ha/năm. Hình thức nuôi này phổ biến ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định.
c. Bán thâm canh (BTC): hình thức nuôi này xuất hiện từ năm 1995 đến nay, khi sức ép của thị tr−ờng ngày càng tăng, nguyên liệu không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiều thụ trong n−ớc và xuất khẩu. Hình thức nuôi này chỉ có rong câu không nuôi ghép với các đối t−ợng thuỷ sản khác. Diện tích ao đầm nhỏ từ 0,5 - 5ha. Hình thức nuôi này phải đầu t− lớn: đầu t− ao đầm, phân bón, giống, tr−ớc khi thả giống đầm phải cải tạo: dọn ao đầm, cải tạo ao đầm bằng hình thức bón vôi khử chua cho đầm, bón phân lân, phân chuồng xuống ao. L−ợng
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nụng nghiệp……… 26
rong giống thả từ 500 - 600g/m2, tích cực thay n−ớc, diệt trừ rong tạp, khi mật độ rong đạt 1000g/m2 thì tiến hành thu hoạch, hình thức nuôi này có thể sau 30 ngày có thể thu một lần. Năng suất nuôi đạt 2 - 3 tấn khô/ha/năm, có thể còn đạt cao hơn 3 - 4 tấn khô/ha/năm. Hình thức nuôi này phổ biến ở vùng ven biển Hải Phòng và Thừa Thiên Huế.
d. Thâm canh (TC): Diện tích ao đầm nhỏ từ 0,5 - 1ha, nuôi chuyên rong câu không có các đối t−ợng thuỷ sản khác. Đầu t− lớn về giống và phân bón, l−ợng rong giống thả 500 - 1000g/m2, năng suất có thể đạt 5 - 6 tấn khô/ha/năm, đôi khi đạt 10 tấn khô/ha/năm. Hình thức nuôi này thực hiện ở một vài ao đầm Đình Vũ, Hải Phòng, hình thức nuôi này không phổ biến và không bền vững.
Trong 4 hình thức nuôi trồng trên, hình thức nuôi trồng QCCT là hình thức nuôi tốt nhất vì: có hiệu quả kinh tế, đảm bảo đ−ợc an toàn môi tr−ờng, đáp ứng đ−ợc tiêu chí sử dụng nguồn lợi hợp lý và bền vững [20].
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nụng nghiệp……… 27
III. Địa Điểm, nội dung và Ph−ơng Pháp nghiên cứu 3.1. Sơ l−ợc điều kiện tự nhiên