Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái của một số n−ớc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái của huyện từ liêm hà nội (Trang 28 - 35)

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái của một số n−ớc

* Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái của Đài Loan

Xây dựng nền nông nghiệp đô thị sinh thái không riêng ở Việt Nam mà các n−ớc cũng vậy, là yêu cầu và vừa là cấp bách vừa lâu dài nhằm xây dựng một môi tr−ờng sống hài hoà, thận thiện với con ng−ời. Bài học của Đài Loan đ( trải qua và phải trả một cái giá quá đắt, vì phá hoại môi tr−ờng, ô nhiễm do phát triển công nghiệp tr−ớc đây.

Trong sản xuất nông nghiệp ở các đô thị lớn, không nên duy trì chăn nuôi ở quy mô lớn, chăn nuôi càng xa trung tâm thành phố càng tốt, khai thác các lợi

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s kinh tế nụng nghip……… 21

thế về địa lí, nguồn nhân lực, thời tiết, khí hậu, đồng cỏ, nguồn nguyên liệu... Về trồng trọt nên tập trung phát triển ngành trồng hoa cây cảnh, cây rau.

Về dịch vụ nông nghiệp đô thị, sinh thái, đài Loan rất chú trọng phát triển và gọi là “h−u nhàn nông nghiệp” là nông nghiệp nghỉ ngơi, th− gi(n là rất cần thiết, nh−ng không nên xây dựng cơ ngơi đồ sộ, cao tầng theo kiểu kiến trúc đô thị. Xây dựng các cơ sở nghỉ ngơi, giải trí, th− gi(n phải tôn trọng thiên nhiên, hài hoà với thiên nhiên và đặc điểm văn hoá. Tại Đài Loan, các địa ph−ơng và nhà đầu t− đề xuất Chính phủ sau khi duyệt đề án có thể cho vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thông tin, tuyên truyền, quảng bá.

Về sản xuất giống và cung cấp dịch vụ đầu vào, giải quyết tiêu thụ đầu ra là cần thiết. Nh−ng không nên ôm đồm, tản mạn nhiều loại sản phẩm, cần tập trung chọn, tạo, nhân giống, xây dựng th−ơng hiệu một số cây giống, con giống mà đô thị có −u thế, phù hợp với trình độ tay nghề, khí hậu, thổ nh−ỡng và các đặc điểm sinh học trách lai tạp. Đài Loan rất chú trong sản xuất máy móc, công nghệ, công cụ chuyên dùng, các loại dinh d−ỡng, bảo vệ thực vật,... nhằp đáp ứng nhu cầu đa dạng và thiếu nguồn trong sản xuất nông nghiệp nói chung, ngành hoa cây cảnh nói riêng. Trong lĩnh vực thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển cần đi vào chuyên môn hoá và tranh thủ thời gian một cách tối đa.

Đài Loan có khoảng 13.000 ha trồng các loại hoa, cây cảnh, tổng doanh thu −ớc đạt 500 triệu USD; do điều kiện sống ngày càng nâng cao. Nhu cầu th−ởng ngoạn hoa, cây cảnh, du lịch sinh thái ngày càng tăng lên, nên các sản phẩm từ hoa, cây cảnh có 90% là tiêu thụ trong n−ớc, xuất khẩu khoảng 50 triệu USD chủ yếu là hoa lan và hoa cắt cành. Đài loan có nhiều trung tâm, chợ đầu mối do Chính phủ đầu t−, xây dựng cơ sở ban đầu.

Việt Nam là đất n−ớc có tiềm năng và triển vọng, nếu đón đầu, đi tắt rút kinh nghiệm của các n−ớc, chắc chắn trong t−ơng lai không xa ngành hoa, cây cảnh sẽ có vị trí trong khu vực và còn v−ơn ra khắp thế giới.[6]

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s kinh tế nụng nghip……… 22

* Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái của Thâm Quyến - Trung Quốc

Mặc dù đ( trở thành đặc khu kinh tế với công th−ơng nghiệp là chủ yếu, nh−ng nông nghiệp, nông thôn của Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) vẫn không ngừng phát triển theo h−ớng hiện đại.

Tr−ớc đây Thâm Quyến là một huyện nông nghiệp, sau khi trở thành đặc khu kinh tế của Trung Quốc, thâm quyết đ( phát triển mạnh công th−ơng nghiệp là chủ yếu, diện tích đất nông nghiệp liên tục bị thu hep nh−ng giá trị sản xuất thì vẫn liên tục tăng và tăng tr−ởng hàng năm. Nông nghiệp của Thâm Quyến đ( chuyển từ một nền nông nghiệp chuyên sản xuất l−ơng thực sang một thành nền nông nghiệp đô thị, sinh thái hiện đại với việc sản xuất rau là chính. Nông thôn của Thâm quyến có sự thay đổi trên mọi mặt:

- Diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh nhung nông nghiệp vẫn giữ tốc độ tăng tr−ởng liên tục. Tr−ớc quá trình đô thị hoá nhanh Thâm Quyến đ( mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giảm dần diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng hoa, cây cảnh, nuôi động vật cảnh... và nông nghiệp chuyển đổi theo 4 h−ớng sau:

+ Từ nông nghiệp h−ớng nội chuyển sang nông nghiệp h−ớng ngoại. Thâm Quyết đ( tích cự mở mang sản xuất nông nghiệp theo h−ớng xuất khẩu tạo ngoại tệ, nên đ( thu đ−ợc hiệu quả kinh tế. Qua 10 năm phát triển Thâm Quyến đ( trở thành v−ờn rau quan trọng của nhân dân Hồng Kông.

+ Từ kinh tế tự cấp tự túc chuyển sang kinh tế hàng hoá. Sau khi trở thành đặc khu, do thực hiện kinh doanh theo kiểu xí nghiệp nông nghiệp (85% sản phẩm do các xí nghiệp sản xuất), nên sản phẩm nông sản hàng hoá đạt 95%.

+ Từ sản xuất gia đình là chính chuyển sang xí nghiệp hoá. Thâm Quyến đ( “cáo biêt” từ khá sớm ph−ơng thức khón hộ để thực hiện doanh nghiệp, xí nghiệp hoá nông nghiệp. Hiện nay, sản l−ợng và giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp của các xí nghiệp nông nghiệp chiếm trên 85% sản l−ợng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp của Thành phố.

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s kinh tế nụng nghip……… 23

+ Từ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống lạc hậu chuyển sang nền sản xuất dựa trên khoa học và kỹ thuật hiện đại. Công tác nghiên cứu khoa học đ−ợc tập trung triển khai, đặc biệt là công tác giống. Nhiều giống vật nuôi của Thâm Quyến đứng đầu n−ớc Trung Quốc.

- Xí nghiệp h−ơng trấn với “3dến một bổ” là chủ thể của kinh tế nông thôn (3 đến: nguyên liệu + công nghệ + mẫu m(; một bổ: mậu dịch)

- Đời sống của nông dân đ−ợc nâng cao rõ rệt, bộ mặt nông thôn thay đổi căn bản, một nông thôn văn minh, giàu có hình thành. Do kinh tế tập thể nông thôn phát triển nhanh chóng, mức sống của nông dân đ−ợc nâng cao. Đến cuối năm 1999, bình quân thu nhập của nông dân là 8.131 nhân dân tệ.

- Đời sống văn minh tinh thần đ−ợc xây dựng nhanh chóng, cơ sở hạ tầng nông thôn đ−ợc tăng c−ờng. Cùng với phát triển nông nghiệp cơ sở hạ tầng nông thôn của Thâm Quyến đ−ợc chú trọng đầu t− xây dựng, đáp ứng cho nền sản xuất hàng hoá.

Nguyên nhân cơ bản phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái Thâm Quyến là do:

- Sự quan tâm của Trung −ơng Đảng, Quốc vụ và các cấp Uỷ Đảng

- Tích cự điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, thực hiện sản nghiệp hoá, mở rộng quy mô kinh doanh.

- Coi trọng và bảo vệ tài nguyên nông nghiệp.

- Về khoa học kỹ thuật, một mặt Thành phố ra sức tìm hiểu và sử dụng các kết quả nghiên cứu tiên tiến, thích hợp của trong và ngoài n−ớc để đ−a vào sản xuất nông nghiệp.

- Tích cực cải thiện môi tr−ờng đầu t− cả phần cứng lần phần mềm.

- Dùng chế độ cở phần là đột phá khẩu, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển ổn định lành mạnh.

Cuối cùng một điều rút ra là hiện đại hoá nông nghiệp của Thẩm Quyến trên thực tế là con đ−ờng để giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt của chính bản thân Thành phố để bảo đảm sự phát triển đồng đều, toàn diện trong

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s kinh tế nụng nghip……… 24

quá trình lên đô thị lớn, hiện đại. Xoá bỏ nông thôn nh−ng không xoá bỏ nông nghiệp; nông thôn, nông dân đ−ợc thành thị hoá, công nhân hoá và thành phố vẫn giữ vững đ−ợc sự ổn định nông sản chủ yếu, vẩn bảo vệ đ−ợc không gian xanh, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái [10]

2.2.2. Nông nghiệp đô thị, sinh thái nhìn từ kinh nghiệm của các n−ớc

Kinh nghiệm của các n−ớc phát triển đ( cho thấy muôn công nghiệp phát triển nhanh phải có một nền nông nghiệp mạnh mới bảo đảm tăng tr−ởng kinh tế và tạo ra sự phát triển bền vững, giải quyết vấn đề nghèo đói, và nhiều vấn đề khác. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chiến l−ợc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn và kinh tế của địa ph−ơng. Vì vậy phát triển nông nghiệp phải dựa trên những quan điểm sau

Đ−a nông nghiệp trở thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Một nền nông nghiệp hàng hoá phải đáp ứng đ−ợc yêu cầu về năng suất và chất l−ợng, trong sản xuất đạt hiệu quả kinh tế – hiệu quả môi tr−ờng sinh thái và nâng cao đời sống cho ng−ời nông dân.

Phát triển nông nghiệp toàn diện phải có cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp. Đặc biệt phát triển nông nghiệp phải gắn với công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, sản phẩm phải có sức cạnh tranh trên thị tr−ờng.

Khuyến khích những vùng nông nghiệp có nhiều lợi thế nhằm phát huy mọi tiềm năng để phát triển với tốc độ cao, mạng lại lợi thế kinh tế giúp nông dân có công ăn việc làm, sản xuất thoát khỏi nghèo đói.

Quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống của c− dân nông nghiệp ngày càng văn minh. Phát triển nông nghiệp phải gắn với việc bảo vệ môi tr−ờng, xây dựng đ−ợc thế cân bằng sinh thái, phát triển nông nghiệp bền vững bên nề những khu đô thị khu công nghiệp.

Từ thế kỷ XX, nông nghiệp sinh thái ở đô thị đ( trở thành xu thế trong quá trình phát triển đô thị ở các quốc gia. Trên thế giới, gần 1/3 l−ợng rau, quả,

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s kinh tế nụng nghip……… 25

thit, trứng cung ứng cho đô thị là từ nông nghiệp đô thị 25 - 75% và đa số gia đình ở thành phố phát triển nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp sinh thái đô thị. ở Matxcơva (Nga) 65% gia đình có mô hình VAC đô thị, ở Dactxalam là 68%, Maputo 37%... Tại Béclin (Đức) có 8 vạn mảnh v−ờn trồng rau theo mô hình sinh thái ở đô thị; hàng vạn c− dân ở Niu Oóc (Hoa kỳ) có v−ờn trồng rau trên sân th−ợng. Tại nhiều thành phố ở Trung Quốc nh− Bắc Kinh, Th−ợng Hải, Quảng Châu..., nông nghiệp đô thị cung cấp tới 85% nhu cầu về rau xanh, 50% nhu cầu về trứng của ng−ời dân. Hai công ty chuyên bán hạt giống của Anh là Thompson Morgan và Suttons Seeds đều nhận định rằng, trong 5 năm trở lại đây, ng−ời dân Anh ngày càng có xu h−ớng mua nhiều hạt giống để trồng rau quả v−ờn nhà. Nếu nh− tr−ớc đây, chỉ có những ng−ời lớn tuổi có sở thích làm v−ờn mới thuê đất trồng rau, quả thì nay tất cả mọi ng−ời, từ sinh viên cho tới những ng−ời trẻ bận rộn, đều muốn có mảnh đất nhỏ trồng các loại rau, quả minh yêu thích. Theo tổ chức làm v−ờn Quốc gia Hoa kỳ năm 2007 ng−ời dân Hoa Kỳ chi khoảng 1,4 tỷ USD cho việc trồng rau, quả tại nhà, tăng 25% so với năm 2006. [7]

Đối với nông nghiệp đô thị của Việt Nam nói chung và các huyện ngoại thành Hà nội nói riêng việc hình thành các vùng nông nghiệp đô thị, sinh thái trong các khu đô thị mới của các huyện ngoại thành là một vấn đề quan trọng, bức thiết của quá trình phát triển nông nghiệp. Hà Nội là trung tâm văn hoá của cả n−ớc, là đơn vị đ−ợc chọn làm điểm về mô hình phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái xứng đáng với vai trò mũi nhọn của các vùng trọng điểm về kinh tế. Phát triển nông nghiệp không phá vỡ những quy hoạch cũ là một vấn đề quan trọng.

Nông nghiệp ở các vùng đô thị theo h−ớng sinh thái đang trở thành xu h−ớng phát triển phổ biến ở các đô thị trên thế giới hiện nay. Nông nghiệp sinh thái ở đô thị có thể hiểu là sự kết hợp hai khái niệm là nông nghiệp ở đô thị và nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ở đô thị là nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá dựa vào diện tích đất và mặt n−ớc nằm xen kẽ, rải rác trong các khu đô thị

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s kinh tế nụng nghip……… 26

và vùng ngoại ô. Nông nghiệp theo h−ớng sinh thái là nền nông nghiệp dựa trên ph−ơng thức sản xuất giảm sử dụng hoá chất công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, độ an toàn và bền vững về môi tr−ờng sinh thái.

Để Hà Nội có đ−ợc các mô hình nông nghiệp sinh thái trong các khu đô thị ở những năm 2020 theo kinh nghiệm của Bangkok, Thái Lan thi cần chú trọng các nội dung sau:

Thái Lan có trình độ phát triển kinh tế đi tr−ớc Việt Nam khoảng 30 năm. Điều kiện tự nhiên và KTXH của Bangkok cho phép nông nghiệp ở đây hình thành các vùng sản xuất vệ tinh chuyên môn hoá xen kẽ các khu công nghiệp và dân c−. Tại các vùng nông nghiệp gần Bangkok, nông dân phát triển sản xuất rau, quả an toàn trên liếp, khu vực nuôi trồng thuỷ sản tận dụng đ−ợc các chất thải của đô thị để giải quyết vấn đề môi tr−ờng. Đặc biệt Thái Lan rất quan tâm đến chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm...thúc đẩy vùng sản xuất vệ tinh phát triển.

Hiện nay, Hà Nội đ( có chiến l−ợc phát triển KTXH và quy hoạch nông nghiệp. Nh−ng cần có định h−ớng lâu dài cho phát triển các vùng đô thị Hà Nội đến năm 2020 có ổn định không?, sau 15 - 20 năm nữa điều kiện cơ sở hạ tầng và dân số của Hà Nội t−ơng tự Thái Lan trong những năm 1990. Khí đó, Hà Nội có thể có đ−ợc các vùng nông nghiệp vệ tinh nh− Bangkok hiện nay.

Nh− vây, học tập theo mô hình của Thái Lan, Hà Nội nên đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ở đô thị nh−: hình thành các vùng sản xuất hoa, rau sạch, cây ăn quả, hồ n−ớc thuỷ sản kết hợp với sinh thái. Ng−ợc lại, cũng nên đặt ở vị trí vệ tinh phục vụ cho lợi ích phát triển đô thị sinh thái. Quy hoạch không gian Thủ đô Hà Nội đ( xác định h−ớng mở rộng đô thị đến năm 2020 thành các cụm đô thị cách trung tâm hơn 30km. Khi đó các vệ tinh xanh sẽ bao bọc và đan xen các vùng đô thị. [17]

Theo quy hoạch tới năm 2020 không gian đô thị Hà Nội, các khu vực mở rộng phát triển mới bao gồm: Tây Bắc và Tây Nam huyện Từ Liêm, phía Nam

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s kinh tế nụng nghip……… 27

và Tây Nam huyện Thanh Trì, khu vực Bắc Thăng Long bao quanh đầm Vân Trì huyện Đông Anh, ...

Tóm lại: Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị có thể đ−ợc vận dụng cho quy hoạch phát triển vung nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020. Việc hình thành các vùng nông nghiệp vệ tinh gắn chặt với các khu đô thị mới đ−ợc phát triển đan xen với các vùng nông thôn là rất cần thiết và phù hợp với đòi hỏi phát triển nông nghiệp sinh thái trong các vùng đô thị, nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, và cũng tạo ra một l−ợng cung nông sản để đáp ứng l−ợng cầu nông sản của c− dân đô thị, nhất là giúp đô thị cải thiện môi tr−ờng sinh thái.[17]

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái của huyện từ liêm hà nội (Trang 28 - 35)