Vấn đề cấp thiết của phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái của huyện từ liêm hà nội (Trang 25 - 28)

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.11. Vấn đề cấp thiết của phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái

Phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái đ−ợc xem nh− một biện pháp có tính khả thi cao, góp phần tích cực vào giải quyết vấn đề liên quan trong tiến trình đô thị hoá. Nông nghiệp đô thị, sinh thái là sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thuỷ văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất l−ợng môi tr−ờng.

Nông nghiệp đô thị, sinh thái tạo ra một nguồn nông sản phẩm t−ơi sống, giá rẻ để cung ứng tại chỗ cho c− dân đô thị, tạo việc làm cho một bộ phận dân c− có thu nhập thấp, phụ nữ,… đồng thời còn tác động tích cực đến việc bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, tạo vành đai xanh cho đô thị, chống ô nhiễm môi tr−ờng.

Phát triển nông nghiệp đô thị có khả năng tận dụng tối đa quỹ đất đô thị cho sản xuất nông nghiệp kể cả nội đô và ngoại đô. Trong nội đô có thể tận dụng ban công, sân th−ợng, khuôn viên cơ quan, tr−ờng học, …để trồng cây

xanh, trồng hoa, trồng rau. ở các vùng ngoại đô, với điều kiện quỹ đất dồi dào

hơn. có thể tổ chức sản xuất nông nghiệp theo từng hộ dân c−, tạo vành đai xanh về rau quả hoặc vành đai cây xanh hoa cây cảnh chống ô nhiễm môi tr−ờng.

Phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái còn giúp hộ gia đình tự chủ đ−ợc nhu cầu rau xanh của hộ mình thông qua hình thức gieo trồng thuỷ canh, trồng rau trên các chậu ở lan can - tầng th−ợng nhà mình, làm tăng hiệu quả sử dụng

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s kinh tế nụng nghip……… 18

đất đai và phát triển ngành trồng hoa cây cảnh còn góp phần làm đẹp thủ đô và đô thị.

*Ưu điểm của nông nghiệp đô thị, sinh thái:

- Giảm chi phí đóng gói, l−u trữ và vận chuyển nông sản phẩm để cung

ứng cho các khu đô thị. Nông nghiệp đô thị đáp ứng một bộ phận quan trọng nhu cầu l−ơng thực, rau quả các loại nông sản phẩm khác một cách trực tiếp, tại chỗ cho dân c− đô thị thay vì phải vận chuyển từ nơi khác tới. Giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ và tăng lợi nhuận.

- Nông nghiệp đô thị có khả năng cung ứng thực phẩm t−ơi sống. Nếu tổ chức tốt sản xuất theo công nghệ sạch, nông nghiệp đô thị có thể tạo ra nguồn thực phẩm t−ơi sống và an toàn, góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của c− dân đô thị. điều này càng trở nên có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện hiện nay, khi yêu cầu về thực phẩm ngày càng tăng cả về số l−ợng và chất l−ợng trong khi đó diện tích gieo trồng nông nghiệp ngày một bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hoá.

Nông nghiệp đô thị tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân c−. Khi tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng nhanh, áp lực về tạo công ăn việc làm cho một sồ bộ phận dân c− mất đất sản xuất ngày càng tăng. Bên cạnh đó, làn sóng di chuyển dân c− từ nông thôn về thành thị để tìm việc làm cũng gia tăng nhanh chóng. Nông nghiệp đô thị có khả năng tận dụng quỹ đất ít ỏi của đô thị và sức lao động dôi d− do đô thị hoá, góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán việc làm và thu nhập hộ gia đình trong tiến trình công nghiệp hoá.

Nông nghiệp đô thị dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị, giảm đ−ợc chi phí vận chuyển nông sản, chi phí bảo quản, giá bán của nông sản lại cao hơn ở nông chuyển nông sản, chi phí bảo quản, giá bán của nông sản lại cao hơn ở nông thôn… nhờ đó nông nghiệp đô thị có khả năng phát triển thuận lợi hơn so với nông nghiệp nông thôn. Trong điều kiện quỹ đất đô thị và vùng ven đô bị hạn chế, việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng sản l−ợng cây trồng vật nuôi là vấn đề mang tính tất yếu và cấp bách để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị tr−ờng. Trong khi một bộ phận khá lớn nông đân ở nông

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s kinh tế nụng nghip……… 19

thôn không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ khoa học và công nghệ, còn tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lối quảng canh, truyền thống thì nông nghiệp đô thị lại có rất nhiều thuận lợi trong vận dụng những dịch vụ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, nông nghiệp đô thị còn có khả năng phát triển theo các mô hình chuyên biệt, cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị nh− cung cấp cây xanh, hoa tuơi, và thực phẩm có chất l−ợng cao…ngoài ra nhờ phát triển đô thị nên nhu cầu cây cảnh, cây trang trí rất lớn đ( tác động vào nông nghiệp đô thị phát triển theo h−ớng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.

- Nông nghiệp đô thị có thể tái sử dụng chất thải đô thị để làm phân bón, n−ớc t−ới… cho sản xuất nông nghiệp , góp phần quan trọng giảm ô nhiễm môi tr−ờng. Chất thải đô thị đang thực sự tạo thành áp lực ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của dân số. Bằng công nghệ sử lý thích hợp, có thể tận dụng một phần nguồn chất thải đô thị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo h−ớng sản xuất sạch, an toàn và hiệu quả. điều này thực sự có ý nghĩa trong việc cải thiện môi tr−ờng, nâng cao chất l−ợng cuộc sống.

*Những hạn chế nông nghiệp đô thị, sinh thái:

- Không đ−ợc tổ chức tốt, nông nghiệp đô thị có khả năng ảnh h−ởng xấu đến môi tr−ờng và sức khoẻ con ng−ời. Khi sự phát triển chỉ mang tính tự phát, không theo quy hoạch và không đảm bảo tính an toàn, nông nghiệp đô thị sẽ ảnh h−ởng tới môi tr−ờng, lây lan dịch bệnh và sức khoẻ cộng đồng, mất mỹ quan đô thị.

- Nông nghiệp đô thị cạnh tranh việc sử dụng đất, n−ớc, năng l−ợng, lao động ở đô thị đây là những vấn đề khan hiếm. Trong điều kiện các yếu tố đầu vào ch−a thật sự đầy đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp đô thị, sinh thái là một hạn chế của sự phát triển, một thách thức lớn đối với yêu cầu phát triển cân đối bền vững.

- Nông nghiệp đô thị cần có đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, có năng lực sản xuất và hiểu biết về môi tr−ờng thị. Hiện nay ở các đô thị lực l−ơng

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s kinh tế nụng nghip……… 20

lao động nông nghiệp chủ yếu là nông dân, trình độ hạn chế, khó có thể tiếp quản các công nghệ sản xuất tiên tiến.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái của huyện từ liêm hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)