Mức ñộ mẫn cảm của các quần thể rầy nâu nghiên cứu với hoạt chất Fipronil

Một phần của tài liệu Đánh giá tính mẫn cảm của rầy nâu (nilaparvata lugens stal) đối với một số thuốc trừ sâu ở các tỉnh thái bình, hưng yên và phú thọ vụ mùa năm 2010 (Trang 67 - 70)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3Mức ñộ mẫn cảm của các quần thể rầy nâu nghiên cứu với hoạt chất Fipronil

Fipronil

Qua số liệu bảng 4.9 cho thấy trong 3 quần thể nghiên cứu (với n = 270, df=3 và χ2 thực nghiệm <χ2 lý thuyết) các số liệu của ñược xử lý là ñáng tin cậy về mặt thống kê toán học với mức P < 0,05. Trong ñó số liệu của dòng mẫn cảm có ñộ tin cậy ở mức thấp hơn P < 0,025.

Theo bảng 4.10, giá trị LD50 cụ thể của các quần thể nghiên cứu ñối với hoạt chất Fipronil có giá trị khác nhau. Giá trị LD50 lần lượt của các quần thể Hưng Yên, Thái Bình và Phú Thọ là 1,758 (µg/g); 1,119 (µg/g); và 0,615 (µg/g).

Giá trị LD50 của nhóm Fipronil do Matsumura và ctv công bố năm 2008 tại Hà Tây và Hải Phòng là (0,13 - 0,15 µg/g) [48]. So sánh giá trị LD50

của 3 quần thể nghiên cứu với 2 quần thể trên chúng tôi thấy giá trị LD50 cao hơn so với năm 2008 tương ñối ñáng kể. Hai hoạt chất Fenobucar và Imidacloprid của các quần thể nghiên cứu có giá trị thấp hơn nhưng riêng hoạt chất Fipronil lại có giá trị LD50 cao hơn ñáng kể so với 2 quần thể Hà Tây và Hải Phòng. Lý do của vấn ñề này có thể việc hoạt chất Fipronil dù là hoạt chất mới nhất ñược dùng trong 3 hoạt chất nhưng chúng là thuốc có phổ rộng trừ ñược nhiều ñối tượng trên cây lúa. Việc sử dụng nhiều hơn và liên tục hơn trong một thời gian có thể làm cho giá trị LD50 tăng lên một cách ñáng kể trong thời gian ngắn.

Theo hình 4.8, trong 3 quần thể nghiên cứu, giá trị Ri của Hưng Yên cao nhất (Ri = 18,52), Thái Bình có giá trị (Ri = 11,78). Như vậy 2 quần thể này ñược xếp vào nhóm quần thể có khả năng kháng thuốc. Giá trị Ri của

quần thể rầy nâu Phú Thọ vẫn ở dưới ngưỡng Ri<10, cụ thể ñạt Ri = 6,42 ñược ñánh giá mới chỉ xuất hiện tính chống chịu thuốc.

Bng 4.10: Mc ñộ mn cm ca các qun th ry nâu ñối vi hot cht Fipronil Quần thể LD50 (µg/g) và giá trị giới hạn 95% LD95 (µg/g) Giá trị χ2 thực nghiệm Giá trị Ri Thái Bình 1,119 (0,875 - 1,371) 4,679 1,683 11,78 Hưng Yên 1,758 (0,469 - 3,580) 29,191 3,075 18,52 Phú Thọ 0,615 (0,340 - 1,014) 23,299 2,779 6,42 Dòng mẫn cảm (Nhật Bản) 0,095 (0,030 - 0,420) 1,610 10,879 1,00 Ghi chú:

+ LD50: Liều lượng gây chết cá thể thí nghiệm (µg/g) với giá trị giới hạn 95%; + Chỉ số Ri ñược xác ñịnh bằng giá trị LD50 của quần thể rầy nâu nghiên cứu/ LD50 của quần thể rầy nâu Nhật Bản (mẫn cảm)

+ Tổng số cá thể thí nghiệm n = 270

Các giá trị Ri trên cho thấy 2 quần thể Thái Bình và Hưng Yên ñã xuất hiện tính kháng ñối với hoạt chất Fipronil. Chỉ có quần thể rầy nâu Phú Thọ vẫn duy còn duy trì ñược tính mẫn cảm ñối với hoạt chất Fipronil.

Tóm lại trong thời gian nghiên cứu, khi tiến hành xác ñịnh giá trị LD50

hầu hết các nhóm thuốc thử nghiệm tại 3 quần thể nghiên cứu ñối với 3 nhóm thuốc chỉ có duy nhất hoạt chất Fipronil quần thể Phú Thọở mức Ri<10.

Thái Bình Hưng Yên Phú Thọ Mẫn cảm 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Giá tr Ri Qun th

Hình 4.8: Giá tr Ri ca các qun th ry nâu ñối vi hot cht Fipronil

Các quần thể khác ñều ñã xuất hiện tính kháng ñối với các nhóm thuốc nghiên cứu, trong ñó ñáng chú ý có thuốc Imidacloprid thể hiện giá trị Ri ở mức cao nhất với cả 3 quần thể.

Mặc dù có sự thay ñổi giữa các giá trị LD50 qua các năm nghiên cứu, nhưng chúng tôi cho rằng các giá trị LD50 sẽ không có khả năng tăng lên và các cá thể mang gen kháng khó có thể tích lũy tăng dần trong quần thể theo thời gian nếu có phương hướng sử dụng thuốc trừ sâu ñúng phương pháp và luân phiên.

Theo công bố mới nhất từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI của Charle Patrick Garcia và K.L. Heong (2011) [22], nếu các quần thể rầy nâu ñã hình thành tính kháng ở mức vừa phải với một thuốc nào ñó (giá trị LD50 không quá cao) khi ñược cách ly thuốc trừ sâu ñó sau 10 thế hệ giá trị LD50 sẽ giảm ñi. ðây là thông tin quan trọng củng cố việc sử dụng thuốc luân phiên, một hướng ñi quan trọng trong quản lý tính kháng thuốc rầy nâu trong tương lai.

4.4 Hiu lc tr ry nâu ca mt s thuc tr sâu trên ñồng rung ti các ñịa ñim nghiên cu v mùa 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá tính mẫn cảm của rầy nâu (nilaparvata lugens stal) đối với một số thuốc trừ sâu ở các tỉnh thái bình, hưng yên và phú thọ vụ mùa năm 2010 (Trang 67 - 70)