HỘP SỐ MERCEDES – BENZ

Một phần của tài liệu HỘP SỐ TỰ ĐỘNG (Trang 59 - 63)

1. Dãy số và hoạt động của các bộ phận (hộp số W5A580): Số truyềnTỷ số B1 B2 B3 K1 K2 K3 F1 F2 1 3,59 X(3) X X(3) X X 2 2,19 X X X(3) X 3 1,41 X X X 4 1 X X X 5 0,83 X X X X(3) N X X R(1) -3,16 X(3) X X X R(2) -1,93 X X X Chú thích:

- B1,B2,B3: Các phanh nhiều đĩa. - K1,K2,K3: Các ly hợp nhiều đĩa. - F1,F2: Các khớp 1 chiều.

- R(1): Số lùi ứng với vị trí cơng tắc chế độ lái ở “S”. - R(2): Số lùi ứng với vị trí cơng tắc chế độ lái ở “W”. - (3): Hoạt động khi ở chế độ vượt tốc.

2. Hoạt động các cấp số: 2.1 Số một:

Sơ đồ truyền lực:

Chú thích:

A : cố định. B: tốc độ động cơ. C: tỷ số truyền số 1. D: tỷ số truyền số2. E: tỷ số truyền số 3.

Nguyên lý truyền động :

- Bộ bánh răng hành tinh trước:

• Phanh B1 giữ bánh răng mặt trời (5) ở chế độ vượt tốc.

• Khớp một chiều F1 khố song song ở chế độ hoạt động này.

• Bánh răng bao (3) được dẫn động bởi trục sơ cấp (1).

• Bánh răng hành tinh (4) quay quanh bánh răng mặt trời (5) và cần dẫn (2) quay theo ở tốc độ thấp theo chiều quay của động cơ.

- Bộ bánh răng hành tinh sau:

• Phanh B2 và ly hợp K3 hoạt động. Bánh răng mặt trời (12) bị giữ chặt. Khớp một chiều F2 khố song song với ly hợp K3.

• Bánh răng bao (10) quay cùng tốc độ với cần dẫn bộ truyền hành tinh trước.

• Bánh răng hành tinh (11) quay quanh bánh răng mặt trời (12) đồng thời cũng quay quanh trục của nĩ ở tốc độ thấp và cùng chiều quay của động cơ.

- Bộ bánh răng hành tinh trung tâm:

• Bánh răng mặt trời (8) được giữ cố định bởi phanh B2.

• Bánh răng bao (6) quay cùng tốc độ với cần dẫn bộ bánh răng hành tinh sau.

• Bánh răng hành tinh (7) quay quanh bánh răng mặt trời (8) đồng thời cũng quay quanh trục cần dẫn (9). Kết quả là trục thứ cấp (14) quay chậm hơn trục sơ cấp (1) và cùng chiều quay động cơ.

2.2 Số hai:

Sơ đồ truyền động:

Chú thích:

A : cố định. B: tốc độ động cơ. C: tỷ số truyền số 1. D: tỷ số truyền số2. E: tỷ số truyền số 3.

Nguyên lý truyền động:

- Bộ bánh răng hành tinh trước:

• Ly hợp K1 hoạt động.

• Cần dẫn (2) và bánh răng mặt trời (5) được nối cứng với nhau.

• Bộ bánh răng hành tinh bị khố và quay theo một cụm. - Bộ bánh răng hành tinh sau:

• Phanh B2 và ly hợp K3 đều hoạt động.

• Bánh răng mặt trời (12) bị giữ chặt.

• Khớp một chiều F2 khố song song với ly hợp K3 ở chế độ truyền động này.

• Bánh răng bao (10) quay cùng tốc độ với cần dẫn bộ hành tinh trước.

• Bánh răng hành tinh (11) quay xung quanh bánh răng mặt trời (12) đồng thời cũng quay quanh trục cần dẫn (13) ở tốc độ thấp và cùng chiều quay của động cơ.

- Bộ bánh răng hành tinh trung tâm:

• Bánh răng mặt trời (8) bị giữ chặt bởi phanh B2.

• Bánh răng bao (6) quay cùng tốc độ với cần dẫn bộ hành tinh sau.

• Bánh răng hành tinh (7) quay xung quanh bánh răng mặt trời (8) đồng thời cũng quay quanh trục cần dẫn (9) ở tốc độ thấp và cùng chiều quay của động cơ.

IV. HỘP SỐ HONDA (LẮP TRÊN ĐỘNG CƠ F20B1) 1. Dãy số và hoạt động các bộ phận:

Một phần của tài liệu HỘP SỐ TỰ ĐỘNG (Trang 59 - 63)