Những thuận lợi và kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 42 - 48)

3. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầutư vào cácKCN, KCX trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

3.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được

3.1.1. Những thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX Thành phố

Từ khi bước vào quá trình hình thành phát triển nói chung cũng như trong giai đoạn 2009 – 2011 nói riêng các KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển cũng như thu hút vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2009 – 2011 tuy gặp rất nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới cũng như sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô nhưng các KCN, KCX của Thành phố vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhờ có những chính sách hợp lí cũng như tận dụng tốt những điều kiện thuận lợi của riêng Thành phố như:

- Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh mẽ nhờ khả năng liên kết công nghiệp với các tỉnh lân cận trong vùng.

- Các KCN, KCX của Thành phố có kết cấu hạ tầng kĩ thuật hiện đại nhất cả nước và được đầu tư hoàn thiện khá nhiều ở giai đoạn 2009 – 2011, do đó nếu đầu tư vào các KCN, KCX thì có thể tiết kiệm được khá nhiều chí phí phát sinh.

- Trong giai đoạn 2009 – 2011, các công trình giao thông đường bộ, sân bay, cảng biển của Thành phố được nâng cấp, cải tạo khá nhiều giúp tăng cường khả năng vận chuyển lưu thông hàng hóa từ các KCN, KCX tới các địa phương khác cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới.

- Tuy chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như các yếu tố bất ổn của nền kinh tế vĩ mô trong nước nhưng kinh tế Thành phố trong các năm của giai đoạn 2009 – 2011 vẫn phát triển khá nhanh và ổn định. Điều này có thể giúp cho các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư vào các KCN, KCX của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trong giai đoạn 2009 - 2011, Ban quản lý đã thực hiện có kết quả tốt cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, làm thay đổi phong cách quản lý ngày càng tiên tiến hơn làm thay đổi tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX của Thành phố.

3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đạt được trong thu hút đầu tư vào các KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn 2009 – 2011, Thành phố Hồ Chí Minh có thêm 3 KCN mới đi vào hoạt động là: Tân Bình mở rộng, An Hạ và Đông Nam cùng với 12 KCN và KCX đã có ở giai đoạn trước thìtính đến hết năm 2011, sau 20 năm xây dựng và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh đã có 12 KCN và 3 KCX được hình thành và đi vào hoạt động. Tổng số vốn đầu tư cả trong và ngoài nước thu hút được là khoảng 7,617 tỷ USD nằm trong 1314 dự án . Trong đó, chỉ tính riêng 3 năm trong giai đoạn 2009 – 2011, các KCN và KCX của Thành phố đã thu hút được khoảng 2,75 tỷ USD (tính cả vốn thu hút vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng). Hơn nữa, với những lợi thế về trình độ phát triển cũng như có các chính sách định hướng và thu hút đầu tư hợp lý, các KCN, KCX từ khi hình thành đến nay các KCN, KCX đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư vào phát triển hạ tầng cũng như sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hoàn thành mục tiêu trong phát triển các KCN, KCX của Thành phố.

3.1.2.1. Diện tích đất công nghiệp tăng thêm

Bảng 2.11. Diện tích đất công nghiệp tăng thêm của các KCN, KCX trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2011

Vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng đăng kí

(Tỉ VNĐ) 85 1187 767,96

Diện tích đất công nghiệp tăng thêm

(ha) 24,01 286,76 123,5

Vốn đầu tư hạ tầng trung bình một ha

(Tỉ VNĐ/ha) 3,54 4,14 6,22

Nguồn: Vụ quản lí các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư

Trong giai đoạn 2009 – 2011, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đưa vào hoạt động 3 khu công nghiệp mới là: Tân Bình mở rộng, An Hạ và Đông Nam vớitổng diện tích là: 434,27 ha. Trong giai đoạn này tổng vốn đăng kí vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là 2039,96 tỉ đồng, đạt mức vốn đầu tư hạ tầng trung bình một ha vào khoảng 4,7 tỉ đồng. Bên cạnh đó, vốn thực hiện vào phát triển hạ tầng khu công nghiệp là 1265,09 tỉ đồng, đạt tỉ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư đăng kí là khoảng 62%. Đặc biệt trong giai đoạn này, việc đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp hoàn toàn do các doanh nghiệp trong nước thực hiện điều này cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp nội trên địa bàn Thành phố.

Tuy nhiên, thực tế ở Thành phố cho thấy các KCN, KCX do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và xây dựng như KCX Tân Thuận, Linh Trung I, II lại có hệ thống hạ tầng đồng bộ và hiện đại, chất lượng cao hơn rất nhiều so với các khu công nghiệp do các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước xây dựng. Do vậy, trong thời gian tới khi tiến hành xây dựng mới cũng như mở rộng các khu công nghiệp hiện có đòi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh cần phải có những chính sách ưu đãi nhiều hơn nữa để thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn vào đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN, KCX.

3.1.2.2. Tỉ số vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất công nghiệp cho thuê

Bảng 2.12. Tỉ số vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất công nghiệp cho thuê của các KCN, KCX TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2011

Chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

Diện tích đất công nghiệp cho thuê

Tỉ số vốn đầu tư / diện tích đất công nghiệp cho

(ha) thuê (triệu USD/ha)

Năm 2009 345,12 32,33 10,67

Năm 2010 774,1 84,49 9,16

Năm 2011 1526,7 108,82 14,03

Tổng 2645,92 226,04 -

Nguồn: Vụ quản lí các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư

Trong giai đoạn 2009 – 2011, với tổng vốn đầu tư đăng kí vào sản xuất kinh doanh trong các KCN, KCX của Thành phố vào khoảng 2645,92 triệu USD và tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 226,04ha thì tỉ số vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp cho thuê của các KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 11,76 triệu USD/ha, đây là một con số khá cao nếu đặt trong những điều kiện rất khó khăn trong giai đoạn này.

3.1.2.3. Tỉ lệ lấp đầy các KCN, KCX

Tính đến hết giai đoạn 2009 - 2011, cùng với những năm phát triển trước đó thì sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các KCN, KCX của Thành phố đã đạt được tỉ lệ lấp đầy đất công nghiệp khá cao.

Bảng 2.13. Tỉ lệ lấp đầy các KCN, KCX đi vào hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2011

Chỉ tiêu Tổng diện tích đất công nghiệp cho

thuê lũy kế (ha)

Tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê lũy kế

(ha) Tỉ lệ lấp đầy (%) Năm 2009 1133,11 1281,89 88,4 Năm 2010 1216,13 1462,55 83,15 Năm 2011 1324,95 1543,86 85,82

3.1.2.4. Đóng góp của các dự án đầu tư vào các KCN, KCX đến sự phát triển của kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2011

Trong giai đoạn 2009 – 2011 sự phát triển của các KCN, KCX đã có những đóng góp tíchcực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN, KCX đã tạo khả năng lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Bên cạnh nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước, thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với một lượng vốn lớn cùng với công nghệ hiện đại, đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân Thành phố.

Bảng 2.14. Đóng góp của các doanh nghiệp KCN, KCX TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Đóng góp vào KNXK (tỉ USD) 2,7 3,1 3,6

Đóng góp vào ngân sách (tỉ VND) 1.200 3.129,06 2.410,93 Thu hút lao động (người) 249.812 255.855 268.576

Nguồn: Vụ quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư

Trong giai đoạn này, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như các yếu tố bất ổn của nền kinh tế vĩ mô (lãi suất, lạm phát tăng cao) nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, KCX kể cả đang hoạt động cũng như mới đầu tư vẫn đạt được những sự phát triển khá tích cực góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Trong giai đoạn 2009 – 2011, KNXK của các doanh nghiệp khu công nghiệp vẫn tăng khá đều đặn (trung bình khoảng 15,5% / năm) và ở mức cao so với mặt bằng chung của cả nước. Bên cạnh đó, số lượng lao động được tuyển vào làm việc trong các doanh nghiệp khu công nghiệp cũng tăng liên tục đặc biệt là mức đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp này có mức tăng rất ấn tượng (tăng từ 1200 tỷ đồng năm 2009 lên 2410,93 tỷ đồng năm 2011). Trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì lượng đóng góp cực lớn của các doanh nghiệp cho ngân sách là một nguồn bổ sung vô cùng quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều tỉnh và thành phố khác trong cả nước có tiềm năng và lực lượng lao động công nghiệp rất lớn, song chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009 – 2011, số lao động của Thành phố làm việc trong các KCN, KCX trên địa bàn đã có những thay đổi khá

tích cực. Tính đến hết năm 2011, tổng số lao động làm việc tại các KCX-KCN là 268.576 người, tăng 5% so với năm 2010 (255.855 người). Trong đó, lao động nữ chiếm 60%; Lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước là 74.773 người, chiếm 28%, giảm 1,5% so với năm 2010; lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 193.803 người, chiếm 72%, tăng 7,6% so với năm 2010. Bên cạnh đó, sự gia tăng vốn đầu tư cũng như sự phát triển của các KCN, KCX trên địa bàn đã góp phần phát triển đội ngũ công nhân có kỹ thuật tay nghề của Thành phố. Người lao động trở nên năng động, có ý thức học tập, nâng cao tay nghề, trình độ văn hóa, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và hiểu biết pháp luật. Tỷ lệ lao động trình độ trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) giảm; thay vào đó là trình độ lao động trung cấp, cao đẳng và đại học ngày càng tăng. Nếu năm 2001, tỷ lệ lao động có trình độ THCS, THPT chiếm 80%; trình độ trung cấp, cao đẳng là 15% và đại học trở lên là 5% thì đến năm 2011, tỷ lệ lao động trình độ THCS, THPT chiếm 77,5% (giảm 2,5%); trình độ trung cấp, cao đẳng là 12,7% (giảm 2,3%) và đại học trở lên là 9,8% (tăng 4,8%, khoảng 20.000 người). Đặc biệt, một số doanh nghiệp có tỷ lệ lao động trình độ đại học từ 90% – 100% như Công ty AMCC, Aricent, Renesas, Zuelig Pharma, Bureau Veritas….

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề đầu tư theo hướng tập trung vào 4 ngành công nghiệp chủ lực cơ khí, điện – điện tử, hóa dược và chế biến tinh lương thực thực phẩm đã kéo theo sự chuyển dịch lao động từ các ngành thâm dụng lao động sang 4 ngành công nghiệp mũi nhọn trong giai đoạn 2009 – 2011. Cụ thể: lao động trong ngành cơ khí tăng 15,6%, điện – điện tử tăng 8,9%, hóa nhựa tăng 14,6%, chế biến tinh lương thực - thực phẩm tăng 21,6%.

Bên cạnh đó, công tác chăm lo cho người lao động cũng được Ban quản lý, các đoàn thể và đặc biệt là các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm thực hiện. Từ năm 2006, thành phố đã có chương trình xây dựng nhà lưu trú cho công nhân. Việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân được tham gia bởi nhiều thành phần kinh tế, như: công ty phát triển hạ tầng KCX – KCN, doanh nghiệp đầu tư trong KCX, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Tính đến năm 2011, đã có 7 dự án khu lưu trú công nhân xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng đáp ứng 6.058 chỗ ở tại các khu: Tân Thuận, Linh Trung 1, Tân Bình, Tân Tạo, Hiệp Phước. Từ năm 2009 đến nay, có thêm 9 dự án nhà lưu trú và căn hộ cho công nhân đang trong quá trình xây

dựng tại các khu: Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, Tân Thuận, Linh Trung 2, Hiệp Phước, đáp ứng hơn 12.000 chỗ ở, đã hoàn thành vào cuối năm 2011.

Người lao động cũng được hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề. Quỹ hỗ trợ công nhân (WSF) đã tặng 124 suất học bổng cho công nhân tiêu biểu với tổng kinh phí 482.360.000 đồng; hỗ trợ cho 341 công nhân vay vốn đi học với lãi suất 0% với số tiền 1.131.965.000 đồng. Một số công nhân đã hoàn thành chương trình học và có thay đổi tích cực trong công việc cũng như thu nhập. WSF cũng phối hợp với các doanh nghiệp, Công đoàn, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề thực hiện Chương trình “Để công nhân đi học thành công hơn” với các hoạt động hỗ trợ miễn/giảm học phí, hỗ trợ thực tập, doanh nghiệp tạo điều kiện cho lao động nữ đi học. Đến nay đã hỗ trợ được 5.000 công nhân có nhu cầu học tập, nâng cao học vấn, tay nghề được đi học và hoàn thành việc học.

Mặt khác, các doanh nghiệp khu công nghiệp cũng đang từng bước thực hiện việc thành lập các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thực hiện hợp đồng lao động đầy đủ và ký thoả ước lao động tập thể, một số doanh nghiệp đã thành lập chi bộ và đã đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các KCN, KCX và qua trình gia tăng thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX cũng đem lại một số hiệu quả khá quan trọng khắc như:

-Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái đáp ứng yêu cầu đảm bảo cho phát triển bền vững. Cho đến nay hầu hết các KCN, KCX tập trung trên địa bàn Thành phố được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong thiết kế cũng như quá trình triển khai xây dựng đền có phải chú ý đến việc xử lý nước thải công nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tạo môi trường sống cho người dân, góp phần cho nền kinh tế của Thành phố phát triển nhanh và bền vững.

- Tạo điều kiện xây dựng mới các khu đô thị, nâng cao chất lượng đời sống dân cư. Phát triển khu công nghiệp là hạt nhân hình thành các đô thị mới mang lại văn minh đô thị góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho người dân.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w