3. Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầutư vào cácKCN, KCX trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động cho cácKCN, KCX.
Song song với việc xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố thì nhu cầu đào tạo lao động lành nghề, đáp ưng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang là một đòi hỏi cấp thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mà còn đối với sự phát triên chung của toàn xã hội. Một tồn tại lớn ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trong các KCN, KCX của Thành phố hiện nay chính là vấn đề về lao động, bao gồm cả cán bộ quản lí, nghiệp vụ, công nhân kĩ thuật có tay nghề cao. Mặc dù người lao động nước ta có đức tính cần cù, thông minh sáng tạo song hầu hết đều chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc trong các doanh nghiệp có sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại vì thiếu những kĩ năng cơ bản. Hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế
xuất của Thành phố ngày càng mở rộng thì nhu cầu về lao động có tay nghề, kĩ thuật cao cũng như các cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi cũng ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các dự án đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Khi trình độ, kĩ năng và tay nghề của người lao động được nâng cao thì tương ứng với nó chính là sự tăng lên của các khoản thu nhập cho người lao động. Đồng thời, khi được đào tạo tốt những kĩ năng cơ bản cũng như kiến thức chuyên môn một cách chuyên sâu, người lao động trong nước sẽ dần dần nắm bắt được những công nghệ từ nước ngoài, nhờ đó giảm bớt tiền thuê các chuyên gia kĩ thuật nước ngoài và từng bước làm chủ được kĩ thuật công nghệ sản xuất hiện đại. Vì vậy, muốn đáp ứng được nhu cầu lao động cho các KCN, KCX của Thành phố đòi hỏi cần phải có những chiến lược cụ thể và lâu dài.
Ban quản lí các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố cần phối hợp với hội đồng khoa học Thành phố tổ chức khảo sát cơ cấu lao động, quá trình đào tạo lao động tại một số doanh nghiệp có lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để đưa ra tiêu chí, nội dung đào tạo phù hợp.
Xây dựng cơ sở liên kết giữa các đơn vị đào tạo nghề của các khu công nghiệp, khu chế xuất (Trường Cao đẳng Bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp trực thuộc Ban quản lí các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố) với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp... của Thành phố trong việc khảo sát nhu cầu các ngành nghề cần tuyển dụng tại các KCN, KCX để từ đó có kế hoạch cho việc đào tạo theo địa chỉ và phù hợp với những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đặt ra. Thực hiện mô hình các doanh nghiệp mà học viên thực tập, tăng cường phối hợp đào tạo giữa lí luận và thực tiễn cho người lao động một các có chất lượng. Điều tra thường xuyên để nắm số lượng, chất lượng trình độ và diễn biến của lực lượng sinh viên, học viên tốt nghiệp hàng năm của Thành phố. Trong tương lai, sẽ tiến tới xây dựng các trường đào tạo hướng nghiệp chất lượng cao của Thành phố
Trong chương trình liên kết đào tạo theo kế hoạch dài hạn, các đơn vị đào tạo phải thường xuyên xây dựng một số chương trình đạo tạo có tính chiến lược và bền vững. Mặt khác, chương trình đào tạo cũng phải thường xuyên thay đổi, cập nhận để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp.
Đặc biệt có những chương trình riêng đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các KCN, KCX như cán bộ quản lí nhân sự, quản đốc phân xưởng, tổ trưởng nắm được
pháp luật của Việt nam cũng như quy định của Thành phố, phong tục tập quán quốc gia đầu tư trong KCN, KCX; hiểu biết thêm một số văn hóa của người nước ngoài nhằm tạo mối quan hệ tốt trong công việc, cũng như tạo ấn tượng tốt đẹp giữa các doanh nghiệp nước ngoài với người lao động Việt Nam. Tăng cường khuyến khích việc dạy và học ngoại ngữ cho lực lượng lao động chủ yếu.
Thực hiện đào tạo một số ngành nghề mà hiện nay trong nước chưa đào tạo hoặc chưa có khả năng đào tạo, phải sử dụng chuyên gia lao động, kĩ thuật nước ngoài. Tiến tới thành lập trung tâm đào tạo nghề chuyên sâu chất lượng cao, đào tạo nghề bậc cao của Thành phố để có thể đáp ứng được yêu cầu về lao động trình độ cao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố. Tiến tới năm 2020 có thể tự đào tạo được những lao động bậc cao thay thế cho các chuyên gia, lao động nước ngoài.
Hình thành và nâng cao khả năng hoạt động của các trung tâm cung cấp dịch vụ lao động của từng quận, huyện hoặc của các công ty đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp để có thể kiểm soát được số lượng lao động cung ứng, đáp ứng được một cách nhanh nhất, kịp thời nhất nhu cầu lao động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cac KCN, KCX của Thành phố.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cũng cần phải kiến nghị với các cơ quan hành chính Nhà nước một số vấn đề như:
Nhà nước cần có chính sách phân luồng đào tạo liên thông để tao ra cơ cấu hợp lí giữa đào tạo nghề với đào tạo đại học, cao đẳng.
Trong công tác dạy nghề Nhà nước cần quan tâm hơn nữa chất lượng dạy nghề. Hình thành hệ thống đào tạo kĩ thuật thực hành, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kĩ thuật.
Nhà nước quan tâm, trang bị cho các đơn vị đào tạo có những trang thiết bị hiện đại để giúp cho học viên có thể làm quen với công nghệ hiện đại.
Nhà nước có chủ trương khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm tiềm lực và trình độ tiên tiến thành lập các cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với các đối tác Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực cho các KCN, KCX. Nhà nước thường xuyên cải các trương trình đào tạo trong trường nghề,
tăng cường thời lượng giảng dạy các kiến thức xã hội cho học viên. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có chính sách ưu đãi về tín dụng, chính sách giảm thuế, ưu tiên xây dựng quỹ đất xây dựng.