Quy hoạch và mục tiêu phát triển cácKCN, KCX trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 59 - 63)

1. Định hướng phát triển cácKCN, KCX trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

1.2. Quy hoạch và mục tiêu phát triển cácKCN, KCX trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

phố Hồ Chí Minh.

Theo quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015 định hướng đến 2020 sẽ là cơ sở đển TP. Hồ Chí Minh có những chính sách phát triển các KCN, KCX của Thành phố một cách đúng hướng và đồng bộ. Do có tính chất tập trung về mặt không gian phân bố nên các KCN, KCX của TP. Hồ Chí Minh sẽ có nhiều lợi thế trong việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển, liên kết các KCN, KCX thành một tổ hợp công nghiệp hiện đại lớn của vùng Đông Nam Bộ cũng như Việt Nam.

Dự báo đến năm 2020, các dự án đầu tư vào các KCN, KCX của Thành phố sẽ lấp đầy khoảng 80% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Với đà tăng trưởng và phát triển như hiện nay, TP. Hồ Chí Minh vẫn sẽ tiếp tục là trung tâm công nghiệp -đô thị - thương mại - dịch vụ lớn nhất cả nước đặc biệt là sự xuất hiện của những tổ hợp công nghiệp lớn, hiện đại. Vì vậy, trong thời kì tới sẽ xuất hiện xu hướng chọn lọc đầu tư vào các KCN, KCX của Thành phố cũng như sự phân chia ngành nghề, lĩnh vực đầu tư trong các KCN, KCX cũng sẽ rõ rệt hơn điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của các KCN, KCX của Thành phố. Ngoài ra, tính đến năm 2020, việc xây dựng mới các KCN cũng như đầu tư phát triển các KCN đã có cũng sẽ bị hạn chế bởi các cấp quản lý nhận thấy rằng mật độ đầu tư và tập trung công nghiệp quá cao tại một khu vực sẽ ảnh hưởng tới điều kiện môi trường và sinh hoạt của người dân. Mặt khác, tới năm 2020 TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ không còn nhiều quỹ đất dành cho việc thành lập mới các KCN mà chủ yếu tập trung vào khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất hiện tại. Vì vậy, nếu không sử dụng đất công nghiệp hợp lý và hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho việc hình thành và phát triển các KCN mới của Thành phố trong tương lai.

Cũng theo quy hoạch và định hướng phát triển đến năm 2020, các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố sẽ được phân bố hầu hết ở các huyện ngoại thành cách xa trung tâm thành phố như H. Bình Chánh, H. Củ Chi, để nhằm giảm thiểu ô nhiễm và quỹ đất cho khu vực trung tâm Thành phố.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ định hướng không gian các KCN, KCX tại TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020

Nguồn: Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, Tp.Hồ Chí Minh sẽ có 24 khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) với tổng diện tích khoảng 6.152,8 ha. Hiện nay, HEPZA đang quản lý 3 KCX và 13 KCN với tổng diện tích là 3.748,49 ha. Hầu hết các khu này đều có tỷ lệ đất cho thuê từ đất 60% - 100% trên tổng diện tích đất cho thuê.

Bảng 3.1. Bảng tổng quy hoạch các khu công nghiệp - chế xuất thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, và định hướng đến năm 2020

STT Tên KCN - KCX Địa chỉ Diện tích (ha)

1 KCX Tân Thuận Quận 7 300,00

2 KCX Sài Gòn - Linh Trung Q. Thủ Đức 62,00

3 KCX Linh Trung 2 Q. Thủ Đức 61,75

4 KCN Bình Chiểu Q. Thủ Đức 27,34

5 KCN Tân Tạo - hiện hữu Q. Bình Tân 175,57 KCN Tân Tạo - mở rộng Q. Bình Tân 204,58

6

KCN Tân Bình - hiện hữu Q. Tân Phú và Q.

Bình Tân 105,95 KCN Tân Bình - mở rộng Q. Tân Phú và Q.

Bình Tân 24,01

7 KCN Lê Minh Xuân H. Bình Chánh 100,00 KCN Lê Minh Xuân - mở rộng H. Bình Chánh 120,00

8 KCN Vĩnh Lộc Q. Bình Tân 203,18

KCN Vĩnh Lộc – mở rộng H. Bình Chánh 56,06

9 KCN Tân Thới Hiệp Quận 12 28,41

10 KCN Tây Bắc Củ Chi H. Củ Chi 208,00

KCN Tây Bắc Củ Chi – mở rộng H. Củ Chi 173,24 11 KCN Cát Lái 2 - GĐ 1 & 2 Quận 2 124,00

12

KCN Hiệp Phước - GĐ1 H. Nhà Bè 311,40 KCN Hiệp Phước – GĐ2 H. Nhà Bè 597,00 KCN Hiệp Phước – GĐ3 H. Nhà Bè 500,00

13 KCN Tân Phú Trung H. Củ Chi 542,64

14 KCN Phong Phú H. Bình Chánh 148,40

15 KCN Phú Hữu Quận 9 114,00

17 KCN Bàu Đưng H. Củ Chi 175,00

18 KCN Phước Hiệp H. Củ Chi 200,00

19 KCN Xuân Thới Thượng H. Hóc Môn 300,00

20 KCN Vĩnh Lộc 3 H. Bình Chánh 200,00

21 KCN Lê Minh Xuân 2 H. Bình Chánh 338,00 22 KCN Lê Minh Xuân 3 H. Bình Chánh 242,00

23 KCN An Hạ H. Bình Chánh 123,51

24 KCN Hòa Phú H. Củ Chi 100,00

Tổng cộng 6.152,80

Nguồn: Vụ quản lí các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư

Cũng theo quy hoạch, từ nay đến năm 2015, Thành phố sẽ chú trọng hoàn thiện các công trình hạ tầng xã hội tại các KCX - KCN hiện hữu, tập trung xây dựng mới các KCN nghiệp theo hướng phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật cao, có hạ tầng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người lao động. HEPZA định hướng sẽ tiến hành quy hoạch, cải tạo, nâng cấp các khu hiện hữu, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giảm ngành ô nhiễm, thâm dụng lao động. Chuyển đổi các ngành này thành ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, nâng giá trị gia tăng trong khu và xây dựng, phát triển loại hình công nghiệp hỗ trợ dịch vụ phát triển. Yêu cầu đặt ra đối với các khu mới, khu mở rộng phải đảm bảo các công trình phúc lợi xã hội, như: Nhà ở công nhân, y tế, giáo dục - đào tạo… tiến tới hình thành đô thị liền kề KCN. Những đô thị này sẽ đóng vai trò khu vệ tinh cho trung tâm thành phố, góp phần làm cho thành phố xứng tầm là vùng trọng điểm phía Nam.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w