Giải pháp về cải thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 70 - 72)

3. Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầutư vào cácKCN, KCX trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.Giải pháp về cải thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX.

ngoài KCN, KCX.

Trước tiên, đối với cơ sở hạ tầng chung Thành phố cần phải triển khai các biện pháp nhằm tăng cường huy động các nguồn vốn để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, đồng bộ theo đúng quy hoạch với phương châm có trọng tâm, trọng điểm và có bước đi thích hợp nhằm tạo ra nền tảng kết cấu hạ tầng vững chắc cho phát triển quy mô lớn, trình độ cao; ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh các mạng lưới đường giao thông, truyền tải điện, thông tin liên lạc. Tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ phát triển để đầu tư nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng, kĩ thuật của Thành phố. Đến năm 2015, hoàn thành nâng cấp và mở rộng các tuyến cửa ngõ ra vào thành phố như xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13, quốc lộ 50, quốc lộ 22, quốc lộ 1A... Đồng thời, tập trung vốn xây dựng hệ thống cầu vượt và các nút giao thông trọng yếu, đưa vào sử dụng đường vành đai số 2, đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, liên tỉnh lộ 25B, cầu Sài Gòn 2…

UBND Thành phố cũng cần phải quan tâm đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cả kinh tế lẫn xã hội, đó là giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế và chỉnh trang đô

thị để tạo thế sẵn sàng cho các dự án đầu tư, chuẩn bị tiện ích cho nhà đầu tư khi đến đầu tư và kinh doanh tại Thành phố nói chung cũng như trong các KCN, KCX nói riêng.

Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật bên trong các khu công nghiệp, khu chế xuất: trước mắt cần tập trung các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng bên trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có. Cần có chính sách khuyến khích đặc biệt (về giá cả, dịch vụ, thuế) đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp.Tiến hành song song, đồng thời vừa thực hiện nâng cấp vừa đầu tư phát triển mới hệ thống cơ sở hạ tầng trong các KCN, KCX. Mỗi khu công nghiệp cần hoàn thiện hệ thống đường nội bộ, hệ thống cấp nước, cấp điện, chiếu sáng, các nhà máy xử lí nước thải công nghiệp và sinh hoạt, thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ ngày càng tăng cao. Quy hoạch và xây dựng các dịch vụ tiện ích khác trong khu công nghiệp như ngân hàng, bảo hiểm, trạm phòng cháy chữa cháy, trạm y tế, nhà ở, nhà trẻ, trung tâm kho vận, trạm biến áp, trạm xử lí vật liệu phế thải công nghiệp, nhà ăn cho công nhân, hồ bơi, sân bóng, tennis… Cần phải đầu tư thêm vào xây dựng các nhà xưởng tiêu chuẩn, xây dựng các khu công nghệ cao để thu hút các dự án có quy mô và hàm lượng khoa học kĩ thuật cao

Hiện nay, theo quy hoạch thì việc xây dựng các KCN, KCX đều phải gắn liền với việc xây dựng đồng bộ các khu đô thị, khu dân cư liền kề, trong đó các khu vực này cũng phải có hệ thống hạ tầng hạ tầng hoàn chỉnh như: trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, trung tâm ngân hàng tài chính, công viên cây xanh, sân tập thể thao… Vì vậy, các định hướng giải pháp đặt ra bao gồm:

Tiến hành xây dựng hệ thống đường dành riêng cho người đi bộ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, hoàn thiện hệ thống đường gom nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động sau khi tan ca.

Xây dựng các trung tâm dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu của người lao động như: ngân hàng, khu mua sắm, cửa hàng bưu chính viễn thông, internet, dịch vụ chăm sóc sức khỏe… tại các khu công nghiệp lớn.

Xây dựng hệ thống các dải cây xanh dọc trục đường nội bộ, công viên gần khu công nghiệp, khu chế xuất và khu nhà ở của người lao động nhằm cải thiện môi trường không khí cho người dân trong vùng.

Hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải công cộng, tăng cường các tuyến xe buýt phục vụ cho việc đi lại của công nhân khu công nghiệp về trung tâm thành phố, các quận, huyện tại các khu vực tập trung nhiều KCN, KCX lớn nhằm giải quyết nhu cầu đi lại đang ngày càng tăng cao của người dân và người lao động góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và thu hẹp khoảng cách từ các khu công nghiệp, khu chế xuất với nơi ở của người lao động.

Ủy ban nhân dân Thành phố cũng cần chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện có các KCN, KCX phải chủ động bố trí, thiết lập các điểm hành chính công trong các KCN, KCX phục vụ cho nhu cầu giải quyết các thủ tục pháp lí cho doanh nghiệp và người lao động như: công chứng, khai báo tạm trú, tạm vắng, đăng kí kết hôn, ly hôn… nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cần nhanh chóng triển khai các công trình hạ tầng gắn liền với các khu công nghiệp như: Cầu, hệ thống đường bộ, đường sắt, giao thông, hệ thống cấp thoát nước ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Thành phố cũng cần đề nghị Trung ương cho phép giữ lại từ 50 – 60% các nguồn thu trong các khu công nghiệp để sử dụng đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng bên ngoài các KCN, KCX.

Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố cần theo dõi chặt chẽ quá trình và chất lượng xây dựng các công trình kết cấu cơ sở hạ tầng, đồng thời sớm thiết lập các tiêu chuẩn quy phạm xây dựng đối với các công trình cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 70 - 72)