Hạn chế và nguyên nhân tồn tạ

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 48 - 57)

3. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầutư vào cácKCN, KCX trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

3.2. Hạn chế và nguyên nhân tồn tạ

Trong giai đoạn 2009 – 2011, thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX của TP. Hồ Chí Minh đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khen ngợi, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải sớm được khắc phục như sau:

Một là, công tác quy hoạch phát triển KCN, KCX còn thiếu đồng bộ.

Việc phân bố các khu công nghiệp giữa các vùng trong Thành phố còn bất hợp lý, không phát huy được hiệu quả cao trong sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội gây lãng phí nguồn vốn. Nhiều quận (huyện) chạy đua theo phong trào thành lập KCN, các khu công nghiệp được lập ra với mục đích là để địa phương mình cũng có KCN chứ chưa xuất phát từ nhu cầu của các nhà đầu tư hoặc có địa phương không phải là trung tâm kinh tế của Thành phố, không thuận tiện giao thông vận tải vẫn thành lập KCN để chờ các nhà đầu tư nước ngoài mà quên rằng các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn. Tình trạng phổ biến là hình thành các KCN để chờ nhà đầu tư chứ không tìm hiểu chào mời các nhà đầu tư.

Hai là, cơ cấu vốn đầu tư vào các KCN, KCX còn nhiều bất hợp lý do đó hiệu quả đầu tư chưa cao.

Xu hướng đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn Thành phố của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư trong các KCN, KCX còn rất bất hợp lý. Đầu tư mới chỉ hướng vào những ngành nghề có khả năng mang lại lợi nhuận nhanh như: công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, dệt, sợi, may mặc, da dày… Còn các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, những ngành đòi hỏi vốn lớn và công nghệ tiên tiến hiện đại như điện, điện tử, vật liệu mới, công nghệ thông tin,… còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm bởi nếu không thu hút và phát triển những ngành đòi hỏi công nghệ cao thì tình trạng tụt hậu và gia công vẫn còn kéo dài trong tương lai, không hoàn thành mục tiêu đã đề ra khi phát triển KCN. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các KCN, KCX cũng còn nhiều vấn đề đáng chú ý. Nguồn vốn đầu tư lớn vào các khu công nghiệp chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng nguồn vốn này lại đang có xu hướng giảm sút và quy mô chỉ ở mức trung bình (Quy mô vốn đầu tư còn nhỏ, số dự án có vốn đầu tư nước ngoài bình quân dưới 5 triệu USD chiếm tới 73%. Số dự án có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao chiếm tỉ lệ còn ít). Điều này cho thấy các KCN, KCX của Thành phố vẫn chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư lớn nắm những công nghệ hiện đại. Hiện tại, đã

có trên 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các khu công nghiệp của Thành phố, nhưng phần lớn đến từ các quốc gia Châu Á (chiếm gần 70%)còn những quốc gia ở Châu Âu, Bắc Mỹ - những nước có trình độ kĩ thuật cao, vốn lớn, công nghệ hiện đại lại chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn trong cơ cấu đầu tư vào các KCN, KCX. Chính vì vậy, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nổ đã làm cho lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được vào các KCN, KCX của Thành phố giảm đáng kể

Ba là, tính ổn định của chính sách pháp luật không cao, thay đổi nhiều.

Nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm so với quy định. Một số văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành, địa phướng có xu hướng xiết lại dẫn đến tình trạng trên thoáng dưới chặt. Có thể kể đến như:Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có hiệu lực từ ngày 1/10/2009 có điểm mới là tăng mức đền bù và mức hỗ trợ giải phóng mặt bằng; Nghị định 24/2007/NĐ-CP về thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm mức ưu đãi đối với các doanh nghiệp chế xuất khi đầu tư vào KCN; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 14/2008/QH12 quy định từ ngày 01/01/2009 doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư vào KCN, KCX không được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặt khác, việc cấp mới và vốn đầu tư thực hiện có xu hướng giảm một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhưng mặt khác là do môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, công tác quản lý của nhà nước đối với đầu tư còn nhiều yếu kém. Việc quản lý của Thành phố quá tập trung vào khâu cấp phép đầu tư, buông lỏng quản lý sau khi cấp giấy phép dẫn tới hiệu quả đầu tư chưa cao. Sự phối hợp giữa Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố với các Sở, ban ngành còn thiếu chặt chẽ. Thủ tục hành chính rườm rà, tình trạng một cửa nhiều ngách còn phổ biến, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, có nhiều hiện tượng tiêu cực gây phiền hà cho nhà đầu tư khi đến đầu tư tại Thành phố.

Bốn là, Thành phố Hồ Chí Minh còn thiếu lao động có trình độ cao trong các khu công nghiệp.

Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp công nghệ đạt mức cao của cả nước vì vậy các doanh nghiệp này thường có nhu cầu tuyển dụng một lực lượng lao động có kỹ thuật, tay nghề cao, có kỷ luật lao động tốt, Tuy

nhiên, đa số lực lượng lao động của Thành phố là lao động phổ thông nên không đáp ứng được nhu cầu này. Tính đến năm 2011, tỷ lệ lao động trình độ THCS, THPT chiếm 77,5%; trình độ trung cấp, cao đẳng là 12,7% và đại học trở lên là 9,8% . Đây là một tỉ lệ khá thấp so với một Thành phố có mức tăng trưởng cao như TP. Hồ Chí Minh, chính vì thiếu lao động có tay nghề kĩ thuật cao cũng là một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài) còn do dự chưa dám đầu tư quy mô lớn vào Thành phố, đồng thời người lao động cũng mất đi cơ hội được tiếp cận với kĩ thuật mới, hiện đại.

Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố cũng còn tồn tại một số yếu khác tố gây ảnh hưởng tới hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX, có thể kể đến như:

- Thiếu các công trình hạ tầng xã hội phục vụ công nhân (nhà lưu trú, trạm y tế, trung tâm sinh hoạt, nhà trẻ, siêu thị) nên chưa đáp ứng được nhu cầu của hơn 70% lao động nhập cư từ các tỉnh. Các KCX - KCN đều nằm kề cận trung tâm thành phố, hưởng lợi thế sử dụng nhờ vào quỹ nhà ở đô thị và các công trình hạ tầng xã hội khác của đô thị. Tuy nhiên, hầu hết các đô thị chưa hoạch định một cách đầy đủ hạ tầng xã hội để đáp ứng cho số lao động nhập cư tại các KCX - KCN.

- Hệ thống giao thông kết nối đến KCX – KCN mặc dù có cải thiện nhưng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ với sự phát triển của KCX – KCN. Khu dân cư liền kề KCN phát triển còn tự phát, các dịch vụ phục vụ sản xuất và người lao động chưa phát triển; một số KCN có dân cư xen lẫn trong KCN.

- Đời sống của công nhân còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập thấp trong khi giá cả sinh hoạt tại thành phố ngày càng tăng. Đời sống tinh thần còn nghèo nàn, người lao động chưa có điều kiện và thời gian vui chơi giải trí sau giờ làm việc. Số lượng và chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội còn hạn chế.

Ngoài ra, một vấn đề rất được quan tâm hiện nay trong các KCN, KCX đó chính là ô nhiễm môi trường. Sự tập trung các khu công nghiệp, đô thị trên một phạm vi hẹp làm tăng lượng nước sử dụng cũng như lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước. Phần lớn hệ thống kênh rạch trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh như Thị Nghè, Tham Luông, Lò Gốm, Bến Nghé đều đã bị ô nhiễm khá nặng. Mặt khác ô nhiễm không khí, tiếng ồn của các đô thị cũng đã ở mức báo động. Đặc biệt, không gian đô thị quá chật hẹp, kiến trúc đô thị không đồng bộ, chắp vá sẽ

càng làm khó khăn cho quá trình cấp điện, nước … cho các khu vực công nghiệp và đô thị của Thành phố.

3.2.2. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế 3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Nhiều vấn đề pháp lý còn tồn tại mà Nhà nước chưa có giải pháp nhất quán, chưa dự tính được một cách lâu dài nên thường chỉ đạo mang tính sách lược, dễ tạo ra những mâu thuẫn làm cho các nhà đầu tư lo lắng. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật như: Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Đầu tư chưa thực sự đồng bộ, các chính sách, đặc biệt là các chính sách về thuế và đất đai hay thay đổi. Một số chính sách thuế thay đổi không hấp dẫn như trước đây như hoàn thuế giá trị gia tăng, nâng mức thuế thu nhập doanh nghiệp, bãi bỏ ưu đãi cho các nhà đầu tư trong khu công nghiệp hay việcthực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng theo giá thị trường ảnh hưởng đến tiến độ đền bù và giá cho thuê đất tại các KCNđã gây ảnh hưởng tâm lý tiêu cực đến các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.Chính điều này đã không thu hút được nhà đầu tư, đồng thời ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008) và sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô. Thời gian qua, do tình hình lạm phát tăng cao từ cuối năm 2007 đến nay, làm cho giá cả một số mặt hàng vật liệu xây dựng tăng đột biến gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong năm 2009, các nhà đầu tư thực sự “ngấm” tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế nên gặp nhiều khó khăn, phải lo tái cấu trúc và điều chỉnh chính mình, chưa thể vươn ra địa bàn, lĩnh vực mới đã làm giảm một lượng đáng kể vốn đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn Thành phố. Một số nhà đầu tư đến các KCN, KCX Thành phố tìm hiểu và đăng ký đầu tư nhưng năng lực hạn chế, không thể sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư. Thị trường xuất khẩu truyền thống bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu khiến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên không thể mở rộng đầu tư sản xuất.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, Thành phố khác trên cả nước đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ về thu hút vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo nên sự phân định mất tập trung và lôi kéo dòng vốn đầu tư vào những nơi có sức hấp dẫn lớn (đặc biệt là giá đất, chính sách thuế, giá lao động, các thủ tục

cấp phép…). Trước đây thì TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa phương có sức hút lớn nhất đối với dòng vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng hiện tại đã có nhiều thay đổi, một số địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai, Hưng Yên, … đã tạo ra những cơ chế ưu đãi vượt khung tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.

3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Ngân sách của Thành phố đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong các KCN, KCX mà bỏ quên đi cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, do vậy không đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhà đầutư. Bên cạnh đó chưa kể có những công trình dự án bên ngoài hàng rào khu công nghiệp sau khi hoàn thành thì gây nhiều phản ứng tiêu cực rừ các phía.Mặt khác, chất lượng thực hiện công tác quy hoạch của Thành phố chưa cao, việc triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ thu hút và triển khai các dự án đầu tư còn nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng để “giữ chân” các nhà đầu tư nước ngoài và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.Nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi phải có sự quan tâm, hỗ trợ của trung ương trong xây dựng cơ sở hạ tầng.Ở Thành phố Hồ Chí Minh, ước tính cần đến 20.000 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài các KCN, KCX.

Công tác thu hút đầu tư của Thành phố thời gian qua còn thụ động, chưa có định hướng rõ ràng và thiếu chiến lược thu hút đầu tư dài hạn dẫn tới mất cân đối trong thu hút đầu tư. Có thời gian thu hút đầu tư chỉ quan tâm đến số lượng nên đã chấp nhận cả một số nhà đầu tư thiếu năng lực triển khai hoặc lợi dụng để chiếm đất...nên hiệu quả chưa tương xứng với số lượng vốn đăng ký, chưa tương xứng với những ưu đãi mà Thành phố đã dành cho các nhà đầu tư này gây bức xúc trong dư luận.

Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư và triển khai thực hiện dự án đầu tư ở một số cơ quan, địa phương còn hạn chế, chưa thực sự tâm huyết, đôi khi còn có biểu hiện gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Hiện nay mỗi tỉnh, mỗi địa phương làm công tác xúc tiến đầu tư mỗi kiểu, nhiều lúc “chen lấn”, “giẫm đạp” lên nhau để lôi kéo các nhà đầu tư. Vì thế, nhiều nhà đầu tư rất bối rối khi đi tìm hiểu cơ hội đầu tư ở các địa phương. Đến nay Sở KH-ĐT Thành phố vẫn còn rất lúng túng, loay hoay đi tìm mô hình xúc tiến đầu tư chuẩn cho Thành phố. Về vai trò đào tạo nhân lực, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong việc thẩm định, xử

lý các dự án lớn, liên ngành, liên vùng, nhạy cảm, bộ cũng thực hiện chưa đạt như mong muốn. Công tác xúc tiến đầu tư vẫn thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu một đầu mối điều phối chung nên tình trạng “mạnh ai nấy làm” còn phổ biến.

Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian đàm phán, chờ đợi ảnh hưởng tiêu cực đến ý định đầu tư của nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ chế quản lý “hành chính một cửa” chưa được triển khai một cách đồng bộ, triệt để. Cơ chế ủy quyền chưa phát huy tác dụng, mới chỉ giới hạn trong một số nhiệm vụ nhát định nên việc giải quyến nhiều công việc còn chưa triệt để và còn chậm trễ. Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong quá trình đăng ký, triển khai, theo dõi các dự án đầu tư cũng như giải quyết thủ tục, vướng mắc cho nhà đầu tư đôi khi còn chưa chặt chẽ. Điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Các dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư, đặc biệt là dịch vụ tư vấn pháp luật hoạt động kém hiệu quả, khiến các nhà đầu tư nước ngoài tốn nhiều công sức và thời gian tìm hiểu về hệ thống pháp luật và các điều kiện đầu tư, gây là tâm lý e ngại cho nhà đầu tư.

Về chiến lược con người thì một số cán bộ khi làm việc với các nhà đầu tư, nhân viên nước ngoài chưa chú ý đến phong cách đối ngoại nên gây ấn tượng không tốt cho phía nước ngoài. Đội ngũ cán bộ, quản lý Việt Nam làm trong các liên doanh chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, luật pháp và ngoại ngữ. Công tác chuẩn bị đội ngũ lao động cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn FDI chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. Nguồn là động của Thành phố còn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu giữa lao động đại học, cao đẳng – trung học chuyên nghiệp – kĩ thuật và các ngành nghề đào tạo không cân đối. Lực

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w