Định hướng và mục tiêu phát triển chung cácKCN, KCX Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 57 - 59)

1. Định hướng phát triển cácKCN, KCX trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển chung cácKCN, KCX Việt Nam đến năm

Minh đến năm 2020.

1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển chung các KCN, KCX Việt Nam đến năm 2020 năm 2020

1.1.1. Định hướng phát triển chung

Việc phát triển KCN, KCX ở mỗi địa phương phải tuân thủ quy hoạch chung của cả nước cũng như địa phương đã được phê duyệt. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý cần phải thường xuyên kiểm tra, rà soát, điều chỉnh quy hoạch để đảm bảo xác định được định hướng ưu tiên phát triển một số ngành, một số lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, vùng và phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Phát triển các KCN cần phải đảm bảo việc hình thành được một hệ thống các KCN nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển các ngành công nghiệp của đất nước. Trước mắt, thì chúng ta nên đẩy mạnh việc hợp tác với một số đối tác chiến lược có trình độ phát triển công nghệ tiên tiến như Mỹ, Nhật, EU, thí điểm xây dựng một số KCN chuyên sâu để thu hút vốn đầu tư, công nghệ phát triển vào một số ngành, lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn mà Việt Nam đang có thế mạnh, đặc biệt phải ưu tiên các ngành công nghiệp phụ trợ. Song song với đó, chúng ta phải hình thành nên một hệ thống các KCN có quy mô vừa và nhỏ để tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.

Từng bước đẩy nhanh sự phát triển các KCN, KCX một cách cân bằng trên các vùng, tránh tình trạng quá ưu tiên, tập trung vào một số vùng, sẽ tạo ra sự chênh lệch quá lớn về phát triển, phải thông qua tác động của chính sách và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng để thực hiện yêu cầu này. Xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách định hướng nhằm thu hút các dự án đầu tư có tính tới yếu tố liên kết cụm ngành công nghiệp trong phát triển các KCN, KCX.

Thúc đẩy các KCN, KCX hiện đang có phát triển bền vững theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX đó. Định hướng và tiến hành thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu bên trong KCN thông qua việc đổi mới các công nghệ, nâng cao chất lượng của các sản phẩm hàng hóa, phát triển một số ngành đòi hỏi trình độ công nghệ cao như công nghệ thông tin, cơ khí điện tử, tự động hóa, bưu chính viễn thông, công nghệ sinh học. Đẩy mạnh dịch chuyển dần xu hướng sản xuất công nghiệp từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu mà trong nước sẵn có và ngành công nghiệp chế tạo nhằm góp phần nâng cao giá trị hàm lượng quốc gia của sản phẩm, củng cố vị trí các sản phẩm được sản xuất trong nước trên thị trường quốc tế và khu vực.

Phát triển KCN, KCX cần phải đảm bảo được mục tiêu phát triển một cách hài hòa các yếu kinh tế và các yếu tố xã hội, môi trường qua đó hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN và vận hành KCN, KCX phải được gắn chặt với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN, KCX; các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải quan tâm chăm lo điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành luật về lao động trong các doanh nghiệp KCN, KCX.

1.1.2. Mục tiêu phát triển chung KCN, KCX Việt Nam đến năm 2020

Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của đất nước, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lí để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp,thay đổi cơ bản bộ mặt công nghiệp nông thôn.

Mục tiêu đến năm 2015:

- Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có, thành lập một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với tổng diện tích tăng them khoảng 20.000ha – 25.000ha; nâng tổng diện tích các KCN, KCX đến năm 2015 khoảng 65.000ha – 70.000ha. Phấn đấu đạt tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp bình quân trên toàn quốc vào khoảng 60%.

- Có biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp trong các khu công nghiệp đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hóa phù hợp với tính chất và đặc thù từng vùng kinh tế.

- Xây dựng các công trình xử lí chất thải công nghiệp tập trung quy mô lớn, hiện đại ở những vùng tập trung nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN, KCX, phấn đầu thu hút thêm khoảng 6500 – 6800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng kí khoảng từ 36 – 39 tỷ USD, trong đó tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 50%.

- Đưa tỉ lệ đóng góp của các khu công nghiệp, khu chế xuất vào tổng giá trị sản lên trên 60% vào năm 2015

Mục tiêu đến năm 2020:

- Quản lí có hiệu quả và có quy hoạch sử dụng hợp lí diện tích đất dự trữ cho xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới các KCN, KCX trên toàn quốc với tổng diện tích các KCN, KCX đạt khoảng 80.000ha vào năm 2020

- Thực hiện quản lí, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công nghiệp đã được thành lập theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w