Tổng quan các nghiên cứu chi phí – hiệu quả điều trị HIV/AIDS theo mức

Một phần của tài liệu Chi phí điều trị HIVAIDS và chi phí hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành phố (Trang 45 - 49)

mức CD4 trên thế giới

Một nghiên cứu phân tích chi phí - hiệu quả tại Nam Phi đã cho thấy mối liên hệ giữa chi phí và hiệu quả trong hai nhóm bệnh nhân AIDS bắt đầu điều trị ARV ở thời điểm CD4<50 tế bào/mm3 và CD4 từ 50 đến 199 tế bào/mm3. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV khi CD4 từ 50-199 tế bào/mm3 sẽ có thời gian sống tăng thêm là 8,82 năm so với 7,92 năm của nhóm bệnh nhân khởi điểm điều trị khi CD4 <50 tế bào/mm3. Chi phí cho một năm sống tăng thêm là 9.569 Rand Nam Phi đối với phương án điều trị sớm (CD4 từ 50-199 tế bào/mm3). Điều trị sớm có tính chi phí - hiệu quả cao hơn [141].

Một nghiên cứu tại Haiti đã so sánh chi phí điều trị ARV trong hai nhóm bệnh nhân điều trị sớm (CD4 <200 tế bào/mm3) và điều trị theo hướng dẫn điều trị chuẩn (CD4>350 tế bào/mm3). Chi phí điều trị trung bình cho việc điều trị sớm là 1.381 đô la Mỹ và cho điều trị chuẩn là 1.033 đô la Mỹ. Điều trị sớm có tính chi phí

- hiệu quả cao hơn so với điều trị chuẩn giúp giảm 75% tỷ lệ tử vong với chi phí là 3.975 đô la Mỹ/năm sống tăng thêm đã bao gồm chi phí cho các xét nghiệm phục vụ cho nghiên cứu và bằng 2.050 đô la Mỹ/năm sống tăng thêm nếu không bao gồm các chi phí xét nghiệm phục vụ cho nghiên cứu [85].

Một nghiên cứu gần đây ở Nam Phi đã mô hình hóa việc mở rộng điều trị ARV khi áp dụng khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới về khởi điểm điều trị khi CD4 dưới 350 tế bào/mm3 với các phác đồ thuốc khác nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra phác đồ kết hợp ba thuốc rất hiệu quả khi điều trị cho bệnh nhân với CD4 thấp hơn 350 tế bào/mm3. Sau khi tính toán cho từng phương án, kỳ vọng sống của phương án sử dụng stavudine/CD4 < 350 tế bào/mm3/phác đồ bậc 1 là 124,3 năm; sử dụng stavudine/CD4 < 350 tế bào/mm3/phác đồ bậc 2 là 177,6 năm; sử dụng tenofovir/CD4 < 350 tế bào/mm3/phác đồ bậc 2 là 193,6 năm. Về mặt hiệu quả kinh tế thì phương án 1 có chi phí là 610 đô la Mỹ/năm sống tăng thêm, phương án 2 là tenofovir/CD4 < 350 tế bào/mm3/phác đồ bậc 1 là 1.140 đô la Mỹ, phương án 3 là tenofovir/CD4 < 350 tế bào/mm3/phác đồ bậc 2 là 2.370 đô la Mỹ. Tại các quốc gia chưa thể thực hiện ngay các khuyến cáo do hạn chế về nguồn lực thì khuyến cáo bắt đầu điều trị khi CD4 là 350 tế bào/mm3 vẫn là phương án có tính chi phí - hiệu quả cao [137].

Một nghiên cứu chi phí - hiệu quả khác của Nam Phi đã ước tính tác động mở rộng của chương trình ARV. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình để dự báo các kịch bản. Giả định 90% người nhiễm HIV từ 19-49 tuổi được tiếp cận xét nghiệm HIV với bốn giả định: CD4 < 200 tế bào/mm3, CD4 < 350 tế bào/mm3, CD4 < 500 tế bào/mm3 và ở bất kỳ mức CD4 nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mở rộng điều trị ARV theo tiêu chuẩn bắt đầu điều trị với CD4 < 350 tế bào/mm3 sẽ ngăn chặn được khoảng 265.000 người (17%) và 1,3 triệu người (15%) ca nhiễm mới trong vòng 5 và 40 năm nữa. Số ca tử vong cũng giảm 15% từ 12,5% xuống còn 10,6 triệu người. DALYs giảm 14% từ 109 xuống 93 triệu trong 40 năm tới đây. Chi phí giảm 504 triệu đô la Mỹ và 3,9 tỷ đô la Mỹ trong vòng 5 năm và 40 năm tới đây với điểm hòa vốn là năm 2013. Phương án CD4 < 500 tế bào/mm3 giúp giảm 585.000 và 3 triệu ca nhiễm mới trong 5 và 40 năm tới. Nghiên cứu này cũng khẳng định

khuyến cáo bắt đầu điều trị với mức CD4 là 350 tế bào/mm3 giúp giảm chi phí đáng kể trong tương lai và gánh năng bệnh tật HIV đối với xã hội. Tuy nhiên để thực hiện khuyến cáo này có hiệu quả, cần kết hợp cả chính sách nhằm tăng cường công tác xét nghiệm, duy trì và tuân thủ điều trị [137].

Nghiên cứu ở Anh đã so sánh chi phí - hiệu quả của việc tiếp cận sớm với các dịch vụ HIV và điều trị ARV trong giai đoạn 1996-2008. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: các bệnh nhân điều trị với CD4 <=200 tế bào/mm3 có chi phí điều trị trung bình/năm là 6.407 bảng Anh so với chi phí điều trị của nhóm bệnh nhân có CD4 >200 tế bào/mm3 2.758 bảng Anh. Chi phí/năm sống tăng thêm của nhóm trước điều trị ARV với CD4 >200 tế bào/mm3 là 1.776 bảng Anh ( tiết kiệm tới 2.752 bảng Anh/bệnh nhân). Chi phí trên một năm sống tăng thêm đối với nhóm bệnh nhân điều trị phác đồ bậc 1 với CD4 > 200 tế bào/mm3 là 4.639 bảng Anh (tiết kiệm tới 2.960 bảng Anh/bệnh nhân) [43]

1.2.3. Tổng quan các nghiên cứu chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam

Điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút bắt đầu mở rộng tại Việt Nam từ năm 2005 do đó các nghiên cứu phân tích chi phí trong lĩnh vực này vẫn chỉ dưới giác độ tính toán theo phạm vi các chương trình dự án đơn lẻ. Đứng trên giác độ chương trình PEPFAR, nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị HIV toàn diện tại Việt Nam do tổ chức Marcro phối hợp với Ủy ban phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vào năm 2006-2007 đã hồi cứu số liệu từ 9 cơ sở ngoại trú điều trị HIV/AIDS để sử dụng cho đánh giá chi phí điều trị hàng năm của bệnh nhân trước và sau khi tham gia điều trị ARV. Chi phí kinh tế bình quân hàng năm cho mỗi bệnh nhân điều trị ARV năm 2006 là 826 đô la Mỹ và 126 đô la Mỹ không bao gồm thuốc ARV. Đối với bệnh nhân trước khi tham gia điều trị ARV, chi phí hàng năm cho mỗi người bệnh là 154 đô la Mỹ. Chi phí ngoài thuốc ARV cho bệnh nhân bắt đầu ART cao hơn so với các chương trình khác do tần xuất xét nghiệm kiểm tra trong 6 tháng đầu tiên khi bắt đầu điều trị ARV. Chi phí bình quân cho thuốc ARV đối với mỗi bệnh nhân là 508 đô la Mỹ, là cấu phần chi phí lớn nhất. Ngoài chi phí thuốc ARV ra, chi phí nhân sự là nhóm chi phí lớn thứ hai đối với cả bệnh nhân đang tham gia điều trị ARV và trước khi tham gia điều trị ARV, ở mức từ 25 đô la Mỹ cho đến 47 đô la Mỹ cho một bệnh nhân/năm.

Báo cáo đã dự báo chi phí bình quân cho mỗi bệnh nhân điều trị ARV được dự báo là 485 đô la Mỹ/người/năm (trong đó 49% là chi phí thuốc) và cho mỗi bệnh nhân trước khi tham gia ARV là 256 đô la Mỹ/người/năm. Chi phí lớn nhất là chi phí thuốc mặc dù nghiên cứu đã tính đến giá thuốc ARV từ 449 đô la Mỹ xuống 203 đô la Mỹ trong 12 tháng đầu. Chi phí điều trị cho bệnh nhân giảm mặc dù tỷ lệ sử dụng thuốc phác đồ bậc hai tăng lên. Một lý do giảm chi phí cũng là do tỷ lệ chi phí đầu tư đã giảm (từ 27% xuống 10%) [146].

Một nghiên cứu khác do Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) năm 2009 về chi phí thực hiện gói dự phòng lây truyền mẹ con tối thiểu. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập chi phí tại 22 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền mẹ con ở 5 tỉnh/ thành phố là Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và An Giang. Nếu tổng chi cho chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở cấp 1 khoảng 12,6 tỷ đồng hoặc khoảng 720.000 đô la Mỹ thì con số này sẽ tăng lên 16,2 tỷ đồng hoặc xấp xỉ 930.000 đô la Mỹ ở cấp 2 và ước khoảng 59,4 tỷ đồng tương đương 3,4 triệu đô la Mỹ ở cấp 3. Tổng chi phí hàng năm để thực hiện nhân rộng chương trình PMTCT ra toàn quốc vào khoảng 7,56 triệu đô la Mỹ tương đương khoảng 132 tỷ đồng. Với tỷ lệ hiện nhiễm tại nhóm phụ nữ mang thai vào khoảng 0,39%, nếu chương trình PMTCT được thực hiện thành công, mỗi năm sẽ có khoảng 5.070 cặp mẹ con sẽ được phòng ngừa khỏi nhiễm HIV với chi phí khoảng 7,56 triệu đô la, tương đương với việc hệ thống y tế phải chi trả cho một phụ nữ mang thai (không phân biệt nhiễm hay không nhiễm) khoảng 11,5 đô la Mỹ [19] .

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu có hai cấu phần chính: 1) Phân tích chi phí điều trị HIV/AIDS và 2) chi phí-hiệu quả điều trị theo mức CD4.

Một phần của tài liệu Chi phí điều trị HIVAIDS và chi phí hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành phố (Trang 45 - 49)