Chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam và sự thay đổi của chi phí điều trị

Một phần của tài liệu Chi phí điều trị HIVAIDS và chi phí hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành phố (Trang 117 - 118)

HIV/AIDS theo các yếu tố liên quan.

4.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Trong tổng số 1,401 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, nam giới chiếm khoảng 64% trong đó nữ giới chiếm 36%. Kết quả này khá tương đồng với số liệu về phân bố người nhiễm HIV theo giới: nam giới chiếm 69%, nữ giới chiếm 31% số nhiễm HIV phát hiện năm 2012 [20]. Tuy nhiên một nghiên cứu khác của Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã cho kết quả tỷ lệ phân bố giới tính giữa nam và nữ lf 74% và 26% [105]. Như vậy nam giới chiếm tỷ trọng lớn trong sử dụng các dịch vụ điều trị HIV/AIDS một phần có thể giải thích do đối tượng người nhiễm HIV do nghiện chích ma tuý vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV được báo cáo và chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm nghiên chích ma túy là nam giới [20].

Tuổi trung bình của các nhóm bệnh nhân dao động từ 32 đến 35. Nhóm bệnh nhân nội trú có độ tuổi trung bình tương đối trẻ khoảng 34-35 tuổi. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS số người nhiễm HIV báo cáo năm 2012 vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 chiếm 80% số người nhiễm HIV. Tỷ lệ người nhiễm HIV ở nhóm 30-39 tuổi phát hiện hàng năm có xu hướng tăng, trong vòng 6 năm từ 2005 đến 2011 tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm 30-39 tuổi đã tăng 11% dẫn đến độ tuổi trung bình cần đến các dịch vụ điều trị HIV/AIDS rơi vào nhóm tuổi từ 32 đến 35 [20].

Ngoại trừ đối với nhóm bệnh nhân điều trị trước ARV, các nhóm bệnh nhân còn lại đều đăng ký điều trị khi bệnh đã tiến triển: CD4 ở thời điểm bắt đầu điều trị tương đối thấp. Ngoài nhóm trước điều trị ARV, phần lớn 50-60% các bệnh nhân khởi điểm điều trị trong mẫu nghiên cứu với mức tế bào CD4 dưới 100 tế bào/mm3 thấp hơn so với rất nhiều các quốc gia thu nhập thấp và trung bình khác trên thế

giới, mức tế bào CD4 trung bình tại các quốc gia này dao động từ 100-150 tế bào/mm3 [46], [88], [89], [127], [59], [61], [100].

Tương tự với mức tế bào CD4, các bệnh nhân khởi điểm điều trị tương đối muộn, trong tình trạng giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4. Một nghiên cứu của Cục phòng, chống HIV/AIDS tiến hành năm 2010 thực hiện tại 30 cơ sở điều trị HIV/AIDS trên toàn quốc đã cho kết quả 30,4% bệnh nhân đến điều trị đang ở giai đoạn lâm sàng 4 [105]

Bệnh nhân ngoại trú HIV/AIDS trong mẫu nghiên cứu có xu hướng điều trị chủ yếu tại tuyến tỉnh (38%) và tuyến huyện (49%). Kết quả này cũng khá tương đồng với một khảo sát của Cục phòng, chống HIV/AIDS trong năm 2011 khi bệnh nhân chủ yếu sử dụng dịch vụ tại tuyến tỉnh (25%) và tuyến huyện (50%). Sở dĩ bệnh nhân muốn sử dụng dịch vụ tại tuyến tỉnh và tuyến huyện do đa phần bệnh nhân muốn điều trị xa nơi cư trú để giấu danh tính, tránh sự phân biệt, kỳ thị và đối xử. Một lý do khác cho việc lựa chọn các tuyến điều trị khác nhau cũng một phần do các gói dịch vụ cung cấp tại các cơ sở điều trị có sự khác biệt nhất định [132].

Trong khi bệnh nhân ngoại trú HIV/AIDS phân bố tương đối đồng đều tại các cơ sở điều trị thuộc bệnh viện và trung tâm y tế, xấp xỉ 50% thì bệnh nhân nội trú chủ yếu điều trị tại các cơ sở là bệnh viện theo đúng phân loại chức năng về điều trị nội trú. Tuy nhiên một số cơ sở điều trị là các trung tâm y tế thuộc nghiên cứu này có cung cấp dịch vụ điều trị nội trú cho bệnh nhân AIDS. Số lượng bệnh nhân tại các cơ sở này chiếm khoảng 14%, chủ yếu là các cơ sở điều trị trực thuộc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

Một phần của tài liệu Chi phí điều trị HIVAIDS và chi phí hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành phố (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)