Giao phối không ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sinh học 12 kỳ I và hệ thống kiên thức (Trang 117 - 118)

- Giao phối thể hiện ở các dạng: + Giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối).

+ Giao phối không ngẫu nhiên (Giao phối có chọn lựa, giao phối gần, tự phối).

- Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen (cấu trúc di truyền) của quần thể, trong đó tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng lên.

- Lưu ý: Giao phối ngẫu nhiên không là nhân tố tiến hoá (vì không

làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen (cấu trúc di truyền) của quần thể), nhưng có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hoá:

+ Phát tán các đột biến trong quần thể. + Trung hoà tính có hại của đột biến.

+ Tạo ra vô số biến dị tổ hợp làm nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên, góp phần tạo ra tổ hợp gen thích nghi (Đây là vai trò quan trọng nhất).

IV. Chọn lọc tự nhiên: - Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có

hướng. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen dẫn đến biến đổi tần số alen của quần thể. - Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.

- Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

- Vai trò chọn lọc tự nhiên: là nhân tố qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá.

- Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên: không chỉ tác động vào cá thể mà còn phát huy tác dụng của cả cấp độ dưới cá thể và trên cá thể. Trong đó quan trọng nhất là sự chọn lọc ở cấp độ cá thể và quần thể. + Chọn lọc cá thể: Là chọn lọc những cá thể thích nghi nhất.

+ Chọn lọc quần thể: hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về nhiều mặt đảm bảo sự tồn tại và phát triển của những quần thể thích nghi nhất, qui định sự phân bố của chúng trong thiên nhiên.

Chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể luôn song song diễn ra.

- Chọn lọc tự nhiên tác động trên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ dẫn tới hệ quả là chọn lọc kiểu gen. Điều này cho thấy vai trò gián tiếp của thường biến trong quá trình tiến hoá.

- Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà đối với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà đối với cả quần thể.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sinh học 12 kỳ I và hệ thống kiên thức (Trang 117 - 118)