TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sinh học 12 kỳ I và hệ thống kiên thức (Trang 32 - 37)

Câu 1. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm A. Đa dạng và phong phú về kiểu gen

B. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp

C. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

D. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp

Câu 2. Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy trong quá trình:

A) Ngẫu nhiên B) Tự phối C) Sinh sản sinh dưỡng D) Sinh sản hữu tính

Câu 3. Một gen gồm 2 alen A và a, giả sử trong một quần thể ngẫu phối tần số tướng đối của các kiểu gen là 0.4AA + 0.5Aa + 0.1aa = 1. Hãy cho biết tần số tương đối của các alen A, a trong quần thể

A) A: 0.4; a: 0.6 B) A: 0.6; a: 0.4

C) A: 0.65; a: 0.35 D) A: 0.35; a: 0.65

Câu 4. Một gen gồm 2 alen A và a, giả sử trong 1 quần thể ngẫu phối tần số tướng đối của các KG là 0.4AA + 0.5Aa + 0.1aa = 1. Thế hệ sau sẽ có phân bố tấn xuất của các KG ntn, đánh giá về trạng thái cân bằng của quần thể này?

A. 0.4225AA; 0.1225aa; 0.455Aa. Chưa cân bằng B. 0.4225AA; 0.1225aa; 0.455Aa. Cân bằng

C. 0.16AA; 0.36aa; 0.48Aa. Chưa cân bằng D. 0.16AA; 0.36aa; 0.48Aa. Cân bằng.

Câu 5. Một gen gồm 2 alen B và b, giả sử trong 1 q.thể ng.phối tấn số tương đối của các KG là 0.64BB + 0.32Bb + 0.04bb= 1. Hãy cho biết, tần số tương đối của các alen A, a trong q.thể và đánh giá về trạng thái cân bằng của quần thể này như sau

A) B:0.6; b:0.4. Chưa cân bằng B) B:0.8; b:0.2. Cân bằng. C) B:0.64; b:0.04. Cân bằng D) B:0.96; b:0.04. Chưa cân bằng

Câu 6. Tần số tương đối của một alen được tính bằng A. Tỷ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể B. Tỷ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể

C. Tỷ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể

D. Tỷ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể Câu 7. Giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại g.tử sẽ tạo ra thế hệ tiếp sau với thành phần kiểu gen

A) pAA; qaa B) p2AA; q2aa

C) p2AA;2pqAa; q2aa D) p2AA;pqAa; q2aa.

Câu 8. Giả sử trong quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của 2 alen là A: 0.7; a: 0.3. Tần số tương đối của chúng ở thế hệ sau sẽ là

A) A:0.7; a: 0.3 B) A:0.75; a: 0.25 C) A:0.5; a: 0.5 D) A:0.8; a: 0.2

Câu 9. Trong một quần thể giao phối có tỷ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0.64AA+0.32Aa+0.04aa=1.Tỷ lệ của các kiểu gen ở thế hệ sau và đánh giá về trạng thái cân bằng của quần thể sẽ như sau A. 0.04AA+0.32Aa+0.64aa. Không cân bằng

B. 0.64AA+0.32Aa+0.04aa. Cân bằng

C. 0.64AA+0.32Aa+0.04aa. Không cân bằng D. 0.04AA+0.32Aa+0.64aa.Cân bằng

Câu 10. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu như sau: 36AA:16aa. Nếu đây là một quần thể tự thụ cấu trúc di truyền của quần thể sau 6 thế hệ là

A) 25%AA:50%Aa:25%aa B) 0.75AA:0.115Aa:0.095aa. C) 36AA:16aa D) 16AA:36aa.

Câu 11. Cấu trúc di truyền của q.thể ban đầu như sau: 36AA:16aa. Nếu đây là một q.thể giao phối ngẫu nhiên cấu trúc di truyền của quần thể sau 10 thế hệ là

A) 0.69AA:0.31aa B) 0.49AA:0.42Aa:0.09aa.

ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Câu 1. Mục đích của kĩ thuật di truyền là

A Tạo ADN tái tổ hợp.B Gây đột biến gen. C Tạo biến dị tổ hợp. D Tạo ra sinh khối.

Câu 2. Từ thế hệ bố mẹ có kiểu gen dị hợp qua tự thụ phấn liên tiếp thì thế hệ con cháu có

A Tỉ lệ thể dị hợp tăng, tỉ lệ thể đồng hợp giảm.

B Tỉ lệ thể dị hợp và thể đồng hợp đạt trạng thái cân bằng. C Tỉ lệ thể đồng hợp và tỉ lệ thể dị hợp bằng nhau.

D Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, tỉ lệ thể dị hợp giảm.

Câu 3. Để sử dụng ưu thế lai đồng thời tạo ra các giống mới người ta dùng phương pháp

A Lai kinh tế. B Lai Khác dòng.

C Lai khác thứ. D Lai cải tiến giống

Câu 4: Khâu nào sau đây không phải của kĩ thuật cấy gen:

A Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit của vi khuẩn.

B. Nối ADN của tế bào cho với ADN plasmit.

C. Gây đột biến trên ADN vừa được tách.

D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Câu 5: Để tạo ADN tái tổ hợp bằng plasmit, các bước tiến hành là:

A. Tách ADN mang gen mong muốn →dùng enzim cắt đoạn ADN được tách và mở vòng ADN của plasmit→dùng enzim gắn đoạn ADN mang gen vào ADN plasmit .

B. Tách ADN mang gen mong muốn →đưa ADN này vào tế bào chất của vi khuẩn→ dùng enzim gắn đoạn ADN này với ADN của vi khuẩn. C. Tách ADN mang gen mong muốn →gắn ADN mang gen vào ADN của plasmit.

D. Tách ADN mang gen mong muốn →Cắt ADN vòng của plasmit nhờ restrictaza →gắn đoạn ADN mang gen vào ADN của plasmit nhờ ligaza sau đó đóng vòng plasmit.

Câu 6: Phương pháp được sử dụng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật là:

A. Lai khác giống. B. Lai khác dòng. C. Lai tế bào. D. Gây ĐB nhân tạo.

Câu 7: Lai xa là hình thức :

A. Lai khác loài. B. Lai khác dòng. C. Lai khác giống. D. Lai khác thứ.

Câu 8: Trong công nghệ cấy gen, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp là:

A. Thể thực khuẩn. B. Thể Plasmít.

C. Vi khuẩn E.Coli D. Vi khuẩn Rhizobium.

Câu 9: P.tử ADN được tạo ra mang gen sản xuất Insulin của người để chuyển vào VK E.Coli được gọi là:

A. ADN tái tổ hợp. B. ADN biến dị. C. ADN đột biến. D. ADN trần.

Câu 10: Trong công nghệ cấy gen, Plasmít thường được dùng làm: A. Thể cho gen. B. Thể nhận gen.

C. Thể truyền gen. D. Thể cho gen, thể nhận gen.

Câu 11: P.pháp gây ĐB nhân tạo được sử dụng phổ biến trong chọn giống:

A. Thực vật, vi sinh vật.B. Thực vật, động vật. C. Động vật, vi sinh vật.D. Tất cả các đối tượng.

Câu 12: Hiện tượng thoái hóa xuất hiện trong tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ là do:

A. Gen lặn có hại gặp nhau ở trạng thái đồng hợp biểu hiện thành kiểu hình.

B. Các gen lặn có hại bị gen trội lấn át không biểu hiện thành kiểu hình.

C. Xuất hiện gen đột biến lặn có hại bất thường.

D. Các gen lặn gặp nhau ở trạng thái đồng hợp biểu hiện thành kiểu hình.

Câu 13: Đỉnh cao của ưu thế lai trong lai khác dòng thể hiện ở thế hệ: A. Bố mẹ. B. Con lai F2. C. Con lai Fn. D. Con lai F1.

Câu 14: Lai xa được sử dụng phổ biến trong chọn giống:

A. Vật nuôi. B. Cây trồng. C. Vi sinh vật. D. Tất cả các đối tượng.

Câu 15. Các tế bào vi khuẩn thuộc cùng một loại nhưng lại có số lượng plasmit khác nhau là do

A. plasmit có khả năng nhân đôi độc lập B. plasmit có cấu trúc vòng

C. phụ thuộc vào trọng lượng p. tử của plasmid D. plasmit thường nhỏ hơn NST

Câu 16. Ưu thế nổi bậc của kĩ thật di truyền là

A. sản xuất sinh khối vi khuẩn trên qui mô công nghiệp

B. tái tổ hợp gen giữa những loài rất xa nhau

C. tạo ra con lai mang ADN của cả 2 loài D. tạo ra các phân tử ADN lai giữa các loài Câu17. Tác dụng gây đột biến của conxixin là

A. kích thích các nguyên tử trong TB B. ion hoá các nguyên tử trong TB

C. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc D. gây rối loạn sự phân li NST. Câu 18. Lai khoai tây trồng với khoai tây dại là hình thức

A. lai khác thứ B. lai xa C. lai khác dòng D. lai cải tiến giống

Câu 19. Vi khuẩn E.coli được sử dụng trong kĩ thuật di truyền là do chúng có một trong các đặc điểm sống quan trọng nhất là

A. Có thành tế bào dày để đảm bảo sự bền vững

B. Không cần chất kích thích sinh trưởng trong môi trường sống

C. Có khả năng sinh sản nhanh trong môi trường nuôi cấy

D. mang được phân tử ADN tái tổ hợp

Câu 20. Véc tơ chuyển gen được sử dụng trong công nghệ gen gồm A. thực khuẩn thể và nấm men B. plasmit và vi khuẩn E.coli

C. vi khuẩn E.coli và thực khuẩn thể D. thực khuẩn thể và plasmid

Câu 21. Ưu thế của lai tế bào sinh dưỡng khác loài so với lai hữu tính là

A. có thể tạo ra cây lai có ng.gốc bố mẹ rất xa nhau trong hệ thống phân loại

B. tạo ra cơ thể lai mang các đặc điểm tốt của cả hai loài bố mẹ C. kĩ thuật đơn giản và dễ thực hiện

D. dễ áp dụng cho nhiều đối tượng sinh vật

Câu 22. Trong kỹ thuật cấy gen enzim restrictaza được dùng để: A. Tách ADN NST ra khỏi tế bào cho.

B. Tách plasmit ra khỏi vi khuẩn.

C. Cắt đoạn ADN NST và cắt vòng plasmit.

D. Tạo ADN tái tổ hợp.

Câu 23. Tia tử ngoại được dùng để gây đột biến nhân tạo trên đối tượng :

A. Hạt khô. B. Hạt phấn. C. Hạt đang nẩy mầm. D. Đỉnh sinh trưởng của thực vật.

Câu 24. Để tạo dòng ADN tái tổ hợp, người ta dùng những loại enzim: A. ADN polimeraza và ARN polimeraza.

B. Restrictaza và ADN polimeraza

C. Restrictaza và ligaza

D. Restrictaza và ARN polimeraza.

Câu 25. Bằng phương pháp lai xa kết hợp với đa bội hoá có thể tạo ra dạng :

A. thể tam bội. B. thể dị bội.

Câu 51: Ở thực vật, để khắc phục hiện tượng bất thụ trong lai xa người ta có thể sử dụng tác nhân

A. 5-brôm uraxin B. Cônxixin. C. tia phóng xạ. D. tia tử ngoại.

Câu 26. Plasmit là

A. một ADN dạng vòng gồm 8000-200 000 cặp nuclêôtit.

B. một ARN dạng vòng có kích thước và khối lượng nhỏ. C. một đoạn AND trong vùng nhân của vi khuẩn.

D. một ADN có trong lạp thể, ty thể.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sinh học 12 kỳ I và hệ thống kiên thức (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w