Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái khác nhau của cùng 1TT nhưng biểu hiện trái ngược nhau.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sinh học 12 kỳ I và hệ thống kiên thức (Trang 74 - 75)

nhưng biểu hiện trái ngược nhau.

Ví dụ: Đậu Hà Lan: Hạt Vàng – Xanh ...

2. Tính trạng trội, TT lặn:

- TT trội: Là TT biểu hiện khi có KG ở trạng thái đồng hợp tử trội

hoặc dị hợp tử. thực tế có trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.

- TT lặn: Là TT chỉ xuất hiện khi KG ở trạng thái đồng hợp lặn.

3. Alen và cặp alen:

- Alen: Mỗi trạng thái khác nhau của cùng 1 gen (VD: alen A, a).

- Cặp alen: Hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng 1 gen trên

cặp NST tương đồng ở SV lưỡng bội. VD: AA, Aa, aa

- Gen không alen: Là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không

tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng 1 NST thuộc 1 nhóm liên kết.

4. Kiểu gen và kiểu hình:

- Kiểu gen: Là toàn bộ các gen nằm trong TB của cơ thể SV.

Thực tế: Khi nói đến KG của 1 cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen nào đó liên quan đến các cặp TT nghiên cứu.

VD: Ở Đậu Hà Lan: KG AaBb, AABB ...

- Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các TT và đặc tính của cơ thể.

Thực tế: Nói tới KH của cơ thể người ta chỉ xét đến một vài TT đang nghiên cứu.

VD: Ở đậu Hà Lan: vàng – trơn; xanh-nhăn...

5. Thể đồng hợp và thể dị hợp:

- Thể đồng hợp: Là cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc cùng 1 gen.

VD: AA, aa, BB,bb...

- Thể dị hợp: Là cá thể mang 2 alen khác nhau thuộc cùng 1 gen. VD:

Aa, Bb ...

- Giống thuần chủng: Là giống có đặc tính DT đồng nhất và ổn định,

thế hệ con cháu không phân li có KH giống bố mẹ.

6. Lai phân tích: là phương pháp lấy cơ thể cần kiểm tra KG lai với cơ

thể mang cặp gen lặn. Nếu đời con không phân tính thì cơ thể cần kiểm tra KG là đồng hợp trội, nếu đời con phân tính thì cơ thể cần kiểm tra có KG dị hợp tử.

7. Di truyền độc lập: Là sự DT của cặp TT này không phụ thuộc vào

sự DT của cặp TT khác và ngược lại.

8. Liên kết gen: Là h.tượng các gen không alen cùng nằm trong 1

nhóm liên kết, mỗi gen chiếm 1 vị trí nhất định gọi là locút.. Nếu khoảng cách giữa các gen gần nhau, sức LK bền chặt tạo nên sự LK

gen hoàn toàn. Nếu khoảng cách giữa các gen xa nhau, sức LK lỏng lẻo se dẫn tới sự hoán vị gen.

9. Giao tử thuần khiết: Là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao

tử chỉ chứa 1 nhân tố DT trong cặp nhân tố DT tương ứng và chỉ 1 mà thôi.

10. Lai thuận nghịch: Là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ (Phát hiện

ra các định luật sau: DT gen nhân và DT TBC; DT liên kết và HVG; DT gen LK với giới tính.)

11. Các kí hiệu thường dùng:

P: Thế hệ xuất phát (bố mẹ). G: Giao tử.

F: thế hệ con. F1: Đời con của P.

F2: Đời sau của các cây lai F1. FB: Thế hệ con của phép lai phân tích.

♂: giống đực; ♀: giống cái. X: Phép lai.

QUI LUẬT PHÂN LII. Nội dung: I. Nội dung:

Men đen: Công trình nghiên cứu của ông được công bố 1865 nhưng đến năm 1900 mới được giới khoa học thừa nhận (ông chết năm 1884)

* Chọn đối tượng nghiên cứu có nhiều thuận lợi:

- Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm.

- Có khả năng tự thụ phấn cao do cấu tạo của hoa, nên tránh được sự tạp giao trong lai giống.

- Có nhiều cặp TT đối lập và TT đơn gen (Ông đã chọn 7 cặp TT để nghiên cứu).

* Phương pháp nghiên cứu DTH của Menđen: + Tạo dòng thuần chủng về nhiều thế hệ.

+ Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau về 1 hoặc hai tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở F1, F2, F3.

+ Sử dụng toán xác suất để phân tích k.quả lai sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả.

+ Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết.

* Hình thành học thuyết khoa học:

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sinh học 12 kỳ I và hệ thống kiên thức (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w