Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp công tác thanh niên

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong công tác giáo dục thanh niên ở huyện đoàn tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 45)

phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống nhân dân” [29, tr. 455].

Hồ Chí Minh khuyên thanh niên: “Có khó nhọc thì mình nên đi trước, khi hưởng thụ mình nên đi sau” [31, tr.172]. Hồ Chí Minh mong mỏi ở thanh niên: “Các việc đáng làm thì khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được. Ham làm những việc ích quốc lợi dân. Không ham địa vị và công danh phú quý. Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc”. Để thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm” [32, tr.336]. thì “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn, gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt…, phải xung phong đến những nơi khó khăn để xây dựng chủ nghĩa xã hội” [32, tr.620]. Xung phong là đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng chứ không phải là xa rời quần chúng. Đồng thời, Hồ Chí Minh đưa ra những điều nên chống “chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay” [29, tr.455].

Bài nói tại Đại hội sinh viên lần thứ hai, Hồ Chí Minh nói về yêu lao động: “Muốn thật thà yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ có nói suông”. [31, tr.173 - 174].

1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp công tác thanh niên thanh niên

Để thực hiện có hiệu quả các nội dung giáo dục nêu trên, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải đề ra được các phương châm, phương pháp tiến hành giáo dục thanh niên một cách đúng đắn và khoa học. Nói cách khác, phải có công nghệ “trồng người” phù hợp với thực tế nước ta, phù hợp với đặc thù của thanh niên nước ta. Những phương châm, phương pháp giáo dục cơ bản là:

Kết hợp chặt chẽ học với hành, lý luận với thực tiễn

Hồ Chí Minh đã nêu lên một phương châm rất cơ bản về giáo dục thanh niên, là phải kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Theo Người, học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức, luôn gắn bó khăng khít với nhau. Người luôn khuyên thanh niên: học thì phải hành, học để hành, học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy. Học đi đôi với hành cho phép một lúc hình thành cả tri thức và kỹ năng; hành trở thành một hình thức chính của học, quá trình học xảy ra trong chính quá trình hành. Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “Lý luận kết hợp với thực hành”, “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”. Dù nói “đi đôi”, “kết hợp” nhưng điều cốt lõi mà Người nhấn mạnh là: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [30, tr.956].

Quan điểm “Học đi đôi với hành” có quan hệ chặt chẽ với quan điểm “Lý luận liên hệ với thực tiễn”. Bản thân nội dung “Lý luận liên hệ với thực tiễn” đã phản ánh nội dung “Học đi đôi với hành”. Hướng theo cái đích học để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, học để làm người, làm cách mạng. Người chỉ rõ: “Lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh “học” là một hoạt động nhận thức tích cực. Việc học của mỗi người bao giờ cũng gắn liền với một động cơ nhất định. Chính động cơ học tập quyết định phương hướng, thái độ nội dung, phương pháp học tập. Để giúp thế hệ trẻ xác định đúng động cơ học tập, Người đã vạch ra ý nghĩa

cách mạng của việc học tập đối với mỗi người và coi học tập là nghĩa vụ xã hội, nghĩa vụ đạo đức. Theo Người học là để “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là để làm nhiệm vụ người chủ nước nhà”

Còn “Hành” đối với Người là vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Trong quá trình học tập, hành có tính chất toàn diện với mức độ khác nhau. Đó là sự vận dụng những điều đã biết để giải quyết bài tập, thực hành trong phòng thí nghiệm, vườn trường… Đó còn là sự vận dụng những tri thức đã học để tổ chức cuộc sống của mình, của môi trường xung quanh mình, làm cho nó trở nên phong phú đẹp đẽ.

Học phải đi đôi với hành. Không tách rời việc học chữ với lao động chân tay, không tách rời tri thức đối với quần chúng lao động. Có kiến thức là quý, nhưng thực sự quý khi kiến thức ấy phục vụ cho nhân dân.

Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn giáo viên và học sinh cần gắn việc dạy học với thực tế của cuộc sống, với đời sống của nhân dân, thầy giáo và học sinh cần tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân. Người phê phán lối dạy sách vở, biến con người thành những con mọt sách, lối sống suông văn hoa chữ nghĩa mà không có tác dụng gì. Việc học tập phải tranh thủ mọi lúc mọi nơi, không chỉ trong nhà trường, trong sách vở mà còn học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn; học tập trong việc làm hằng ngày, trong việc lớn cũng như trong việc nhỏ; học tập trong kinh nghiệm thành công cũng như trong kinh nghiệm thất bại.

Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho thanh niên một môi trường hoạt động đa dạng và phong phú. Bác từng nói, không phải chỉ ở tại nhà trường có lên lớp mới học tập, tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được, trong mọi hoạt động cách mạng chúng ta đều có thể và đều phải tự học tập, tự cải tạo. Vậy là, thanh niên càng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội khác bao nhiêu thì nhân cách càng sớm hình thành và phát triển mạnh mẽ bấy nhiêu.

Tóm lại, học kết hợp với hành, lý luận với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội là phương châm luôn được Người quán triệt trong hoạt động thực tiễn ở nước ta.

Kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thanh niên.

Từ lâu, người ta đã khẳng định vai trò to lớn của xã hội với việc giáo dục để hình thành nhân cách của mỗi con người, trước hết đó là những con người trẻ tuổi, đang trong quá trình nhận thức và tìm hướng đi cho cuộc đời. Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thanh niên. Tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt Nam, ngày 1/1995, Người nêu rõ: “Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên”. Trong thư gửi các trường, nhân ngày khai giảng năm học 1968-1969, Hồ Chí Minh đã viết: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước phát triển mới” [32, tr.404]. Người coi đây là một định hướng lớn trong phương pháp giáo dục thanh niên.

Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Đó là nơi diễn ra quá trình giáo dục con người. Tất nhiên ở từng môi trường đều có nội dung, phương pháp giáo dục khác nhau, trong đó Hồ Chí Minh rất chú trọng việc giáo dục của gia đình đối với thanh niên, vì nó giữ một vị trí đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người ngay từ tuổi ấu thơ. Gia đình là một trong những cội nguồn tạo ra giá trị đạo lý, nhân cách, văn hóa; là trường học đầu tiên, nơi sinh thành phát triển ngôn ngữ với khả năng, tính cách con người; là nơi hình thành và phát triển tư duy, tình cảm, trí tuệ; đồng thời là nơi hình thành và phát triển các giá trị đạo lý, bản sắc con người. Chính vì vậy, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người, với cộng đồng xã hội, có sự tác động qua lại với những chiều hướng tiêu cực hay tích cực về: về

nhân cách, lối sống, đạo đức, kỷ cương, các giá trị xã hội…Gia đình, nhà trường, xã hội phải hợp thành sự thống nhất ở mục tiêu giáo dục để tạo ra hợp lực cùng một hướng, chứ không phân cực hoặc triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thanh niên.

Trước hết, gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho thanh niên. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực làm gương về đạo đức, chăm lo cho thế hệ trẻ.

Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng đạo lý làm người là nội dung hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải thật sự coi trọng đặc biệt. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thanh niên là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa.

Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện và lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục.

Vai trò tác dụng của vấn đề tự giáo dục đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của con người có tầm quan trọng đặc biệt, xuất phát từ sự tự nhìn nhận mặt tốt và mặt xấu trong con người, nhất là đối với thanh niên, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp cả hai mặt giáo dục và tự giáo dục. Khi mặt tự giáo dục thật sự được đặt ra ở mỗi người thì việc giáo dục mới trở thành một nội dung đầy đủ và chắc chắn. Hồ Chí Minh khuyên thanh niên phải luôn tự cải tạo để tiến bộ mãi. Người thường xuyên nhắc nhở thanh niên phải tự tu dưỡng, rèn luyện mình thành những người có đạo đức tốt, vừa có trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn để có thể nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Người quan niệm: về cách học, phải lấy tự học làm cốt. Tư tưởng tự học của Người có thể quy thành năm vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, trong việc tự học điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn. Thứ hai, phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời. Thứ ba, muốn tự học phải thành công, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại. Thứ tư, phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học. Thứ năm, học đến đâu ra sức luyện tập thực hành đến đó. Đây là cống hiến quý báu của Người vào lý luận dạy - học của nước ta.

Hồ Chí Minh rất coi trọng yếu tố tự vận động của thanh niên trong quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Bác nói: Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác, tự nguyện và tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Bác yêu cầu thanh niên không thể ngồi đó chờ đợi những quyền lợi vật chất và tinh thần của xã hội đem đến, trái lại thanh niên phải tự giác vận động để tiến lên cống hiến cho xã hội ngày một nhiều hơn.

Trong sự tự vận động ấy, Bác đòi hỏi thanh niên phải cố gắng để đạt tới những chuẩn mực cao nhất, tức là có tác dụng đầu tàu cho mọi người làm theo trong tất cả các mặt hoạt động khác nhau. Trong lá thư gửi cho thanh niên, Bác viết: Huy hiệu của Đoàn thanh niên ta là tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên, ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học tập, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Bác thường khuyên thanh niên phải chủ động tiến công để chiếm lĩnh những đỉnh cao của lý tưởng cách mạng, những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới thông qua các hoạt động mang ý nghĩa đặc trưng cho tuổi trẻ.

Sinh thời, khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói đang đến gần, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng một hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những người

bị đói và chính người đã làm gương thực hiện trước. Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc, nâng lên thành triết lý hành động cách mạng vì dân, vì nước trong mỗi con người.

Theo Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói phải đi đôi với làm. Trong đó chủ yếu là trong ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình phải không tự cao, tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày. Đối với người luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn đoàn kết, đoàn kết thật thà, không dối trá lừa lọc, khoan dung độ lượng. Đối với việc dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng”, đã phụ trách việc gì thì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được, không sợ khó khăn gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Người chủ trương: “lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.

Tập hợp thanh niên hoạt động trong các tổ chức đoàn thể, xã hội để giáo dục.

Là người dày công đào tạo, rèn luyện lớp người trẻ tuổi, Hồ Chí Minh nhận thấy tiềm năng của thanh niên Việt Nam vô cùng to lớn. Nhưng để thực hiện hóa các tiềm năng đó trước hết cần phải tập hợp họ vào trong tổ chức đoàn thể xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Ngay từ năm 1925, trong thư gửi thanh niên Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhận xét ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như hải cảng, hầm mỏ đồng ruộng mênh mông, rừng núi bao la, chúng ta có những người lao động khéo léo cần cù. Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức. Bởi thế

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong công tác giáo dục thanh niên ở huyện đoàn tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 45)