Xác định các nội dung cơ bản, chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên để vận dụng vào công tác giáo dục thanh niên

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong công tác giáo dục thanh niên ở huyện đoàn tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 92)

Minh về thanh niên để vận dụng vào công tác giáo dục thanh niên

Những nội dung mà các địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan đơn vị… trong huyện hiện nay đang chú ý giáo dục thanh niên là khá phong phú. Về cơ bản những nội dung giáo dục đó là rất cần thiết. Tuy nhiên, ngoài những nội dung giáo dục nói chung, mỗi cơ sở cần có nội dung có tính đặc thù đối với mỗi địa phương. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hấp dẫn, thiếu sinh động trong nội

dung giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng của công tác giáo dục thanh niên. Nội dung giáo dục thanh niên hiện nay còn mang tính dàn trải, tập trung trên diện rộng mà chưa chú ý đến chiều sâu, do đó hiệu quả chất lượng đạt được chưa cao.

Về mặt nội dung, công tác giáo dục thanh niên hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét trao đổi. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về vấn đề chọn lọc những nội dung thiết yếu để giáo dục cho thanh niên. Việc lựa chọn cái gì để giáo dục và giáo dục như thế nào vẫn dựa trên cơ sở chủ quan cảm tính của các địa phương, đơn vị và của các cán bộ lãnh đạo các cơ sở. Việc lựa chọn mang tính chủ quan cảm tính, thiếu cơ sở khoa học này dẫn đến rất nhiều thiếu sót, hạn chế. Ngoài tính dàn trải, không có nội dung trọng điểm còn có một hạn chế khác đó là tính phiến diện, không đầy đủ, không bao quát. Nội dung giáo dục thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hết sức đa dạng, phong phú nó phải phù hợp với từng lứa tuổi, gắn liền với thực tiễn cuộc sống và phải phù hợp với từng đối tượng tham gia giáo dục.

Việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên phải được kết hợp với việc giáo dục cho thanh niên mục tiêu và lý tưởng cách mạng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng cách mạng gắn bó chặt chẽ với nhau. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lý tưởng cách mạng bao giờ cũng rất gần gũi với các đối tượng thanh niên. Nó không hề là những lý luận cao siêu, xa vời mà luôn phải được biểu hiện thật cụ thể, rõ ràng. Chẳng hạn, lý tưởng cách mạng được Hồ Chí Minh diễn tả như ở 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi mới thật giản dị và dễ nhớ. Ở “6 điều yêu” mà Hồ Chí Minh nhắc nhở đối với thanh niên, học sinh, sinh viên cũng vậy, thật gần gũi với họ: “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động, yêu kỷ luật, yêu khoa học và yêu chủ nghĩa xã hội”... lý tưởng đó cũng thật cụ thể mà sâu sắc đối với tất cả các cán bộ, Đảng viên như: “trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc”. Việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách

mạng sẽ tạo cơ sở để thanh niên tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh một cách tự nhiên và thuận lợi, ngược lại, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp họ có được ý thức tự giác, tình cảm cách mạng, sự chủ động tham gia tích cực và có hiệu quả vào các phòng trào hành động cách mạng, thực hiện những lý tưởng cao đẹp của mình.

Công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải gắn liền với việc nêu gương “người tốt, việc tốt”; đồng thời lấy chính tấm gương, sống, chiến đấu, hy sinh quên mình vì Tổ quốc và nhân dân của Hồ Chí Minh để giáo dục thanh niên. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn coi việc chăm lo xây dựng các điển hình tiên tiến, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tấm gương “người tốt, việc tốt” để những lớp người trẻ tuổi có thể học tập và noi theo. Trên thực tế, chính những tấm gương người thật, việc thật được Hồ Chí Minh biểu dương khen ngợi đã trở thành những khuôn mẫu cho cả một thế hệ thanh niên mang tên Hồ Chí Minh phấn đấu, rèn luyện, noi theo. Bản thân Hồ Chí Minh cũng tự mình rèn luyện, gương mẫu trong đời sống hàng ngày để làm gương cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, mà chính cuộc đời giản dị, phi thường của Hồ Chí Minh cũng là khuôn mẫu giáo dục sống động để truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Sinh hoạt Đoàn là một trong những hình thức giáo dục tập trung mang tính chất giáo dục cao. Trong các buổi sinh hoạt cần lựa chọn những nội dung thiết thực và lôi cuốn để các buổi sinh hoạt đoàn trở thành hoạt động giáo dục phổ biến. Nội dung cần được chắt lọc kỹ lưỡng, súc tích không nên dàn trải. Mỗi buổi sinh hoạt cần có những chủ điểm chính và áp dụng những phương pháp tuyên truyền phong phú, không nên lặp đi lặp lại một nội dung.

Sinh hoạt đoàn theo chủ đề, chủ điểm là một phương thức giáo dục chính trị tư tưởng, một hình thức sinh hoạt chi đoàn có chủ đề cho đoàn viên nhằm thống nhất nhận thức trong đoàn viên về vấn đề tư tưởng theo định hướng của Đoàn cấp trên hoặc các vấn đề thời sự chính trị, xã hội được nhiều đoàn viên quan tâm, thống nhất về mục đích ý nghĩa, nội dung và phương pháp tổ chức

một hoạt động lớn của toàn đoàn. Trong quá trình sinh hoạt, cần đề ra chương trình, kế hoạch bám sát nội dung giáo dục thanh niên, biến những buổi sinh hoạt đoàn thành những chương trình giáo dục thực tế sinh động, cuốn hút đoàn viên thanh niên.

Để đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống hoạt động của thanh niên và phong trào thanh niên, cần phải khẳng định được sức sống và sự lan tỏa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong chính môi trường xã hội rộng lớn, phải xã hội hóa công tác giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ bằng chính tư tưởng đó. Để các hoạt động của thanh niên và phong trào thanh niên luôn thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải tạo ra bầu không khí xã hội mới, trong đó các hoạt động của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, cộng đồng, gia đình và mỗi người dân đều thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Cần phải tạo cho thế hệ trẻ lớn lên, sống, suy nghĩ và hoạt động trong bầu không khí lành mạnh và trong sáng.

Một trong những nội dung được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh đối với cán bộ Đoàn nói riêng và đoàn viên thanh niên nói chung được Huyện đoàn Tân Kỳ triển khai hiệu quả trong thời gian qua, đó là phát động phong trào xây dựng “Hình mẫu thanh niên Việt Nam” thông qua việc thực hiện 8 điều nên làm: “Xung kích; Trách nhiệm; Gương mẫu; Trung thực; Sáng tạo; Thân thiện; Thường xuyên học tập; Tích cực rèn luyện kỹ năng”, và 8 điều Không nên làm:

“Phát ngôn không đúng; Làm việc hình thức, đối phó; Quan liêu, hành chính

hóa; Thiếu khiêm tốn và không cầu thị; Không chấp hành kỷ luật; Thiếu tinh thần đoàn kết; Thiếu ý chí đấu tranh; Thiếu chuẩn mực trong lối sống”.

Trong vài năm gần đây, các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh đã thu hút khá đông tuổi trẻ tham gia. Ban Thường vụ Huyện đoàn xem đây là một trong những nội dung quan trọng có tính định

hướng lớn trong công tác giáo dục của Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Tân Kỳ trong giai đoạn hiện nay và cần tiếp túc phát huy, nhân rộng trong thời gian tới. Đó là việc đa dạng hóa hình thức tổ chức, cụ thể hóa những nội dung phù hợp từng đối tượng thanh niên, như: Đối với Thiếu niên nhi đồng, tổ chức các hội thi kể chuyện về Bác Hồ; đối với thanh niên nông thôn, hướng dẫn và tổ chức diễn đàn, tọa đàm theo chủ đề, chủ điểm, tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ “Hát về Người”; đối với thanh niên công chức và học sinh, chú trọng phát động cuộc thi tìm hiểu về Bác dưới dạng viết bài và tập san.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong công tác giáo dục thanh niên ở huyện đoàn tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w