Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị cho đoàn viên thanh niên với các hình thức đa dạng, phong phú, nội dung việc làm cụ thể gắn liền với nhiệm vụ đặc thù của các đối tượng thanh niên. Các tiêu chí “làm theo” lời Bác phù hợp với chương trình hoạt động của Đoàn thanh niên để các nội dung “làm theo” thực sự trở thành hành động tự giác, tự thân, tự nguyện trong mỗi đoàn viên thanh niên, trong từng chi đoàn. Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải được thể hiện một cách sinh động qua các cuộc gặp mặt, giao lưu tọa đàm, biểu dương, tuyên dương các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến. Để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả trước hết phải xây dựng chương trình, kế hoạch và hướng dẫn thực hiện một cách khoa học thiết thực, sát hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị trong từng giai đoạn và suốt nhiệm kỳ.
Tạo được sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về ý nghĩa tầm quan trọng, tác dụng to lớn nhiều mặt của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức, lối sống phù hợp với từng đối tượng, các chuẩn mực dễ nhớ, dễ thực hiện. Coi việc thực hiện Chỉ thị 03 trước hết vì nhu cầu, quyền lợi tự thân, không chỉ về đạo đức, lối sống, mà cao hơn là phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, cho sinh hoạt, học tập của mỗi tập thể, mỗi cá nhân.
Tổ chức gắn kết một cách khéo léo, nhuần nhuyễn việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các phong trào, nhiệm vụ quan trọng khác của ngành, địa phương như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” … sự lồng ghép đó vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, vừa tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí.
Bộ phận giúp việc Chỉ thị 03 ở các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo điểm, thường xuyên kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện, coi trọng yêu cầu “làm theo”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đảm bảo tính thường xuyên liên tục, sâu rộng phong phú, sinh động.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng duy trì thường xuyên, gắn với tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước và địa phương với nhiều hình thức như: tuyên truyền, cổ động trực quan, chiếu phim tư liệu, họat động văn hóa, văn nghệ, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, giới thiệu nhiều ấn phẩm tài liệu sinh hoạt chi bộ, tài liệu sinh hoạt nhân dân, bản tin tuyên truyền sách, báo, báo viết về cuộc đời, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Từ thực trạng thanh niên hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Tuổi trẻ Tân Kỳ học tập và làm theo lời Bác” gắn với thực hiện tốt Chỉ thị 03. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người chân chính, bình thường, gần gũi, ai cũng có thể học theo, để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt hơn trong xã hội. Điều đó được thể hiện trong các điểm sau: Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; Là tấm gương của ý chí và nghị lực, tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích; Là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; Là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người; Là tấm gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Chính vì thế, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh” thanh niên cần phải:
Một là, phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng, yêu Tổ Quốc, yêu
nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội. Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân tương ái vì cộng đồng. Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm đối với Tổ Quốc, với nhân dân, với cộng đồng.
Hai là, xây dựng ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thật thà,
ngay thẳng, khiêm tốn, giản dị, trong sạch, chất phác, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện khẩu hiệu: “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ. Chống tham ô, lãng phí, xa hoa, tính phô trương trong sinh hoạt, lao động, chống chủ nghĩa cá nhân.
Ba là, xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn
hoá, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, trung thực, sáng tạo, tích cực tham gia xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Chống tự do, tuỳ tiện, các biểu hiện coi thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu văn hoá trong đời sống, sự giả dối và nạn giáo điều, thiếu sáng tạo. Chống tính ích kỷ, vụ lợi, lối sống tạm thời.
Bốn là, xây dựng tinh thần hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ
khổ, siêng học, siêng làm. Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong học tập, lao động, ngại khó, ngại khổ, thiếu ý chí tiến thủ. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, nâng cao trình độ chính trị, khoa học kỹ thuật và quân sự, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học: Học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời; học ở trường, học sách vở, học lẫn nhau, học nhân dân, học từ thực tiễn cuộc sống, trong việc làm hàng ngày; có thái độ cầu thị. Có ý thức thi đua và thực hành dân chủ trong học tập. Bồi đắp bản lĩnh chính trị, ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, bệnh thi đua hình thức, hư danh, giả dối, sao chép, học thuộc lòng, sự tụt hậu về trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chống kiêu căng, tự mãn trong học tập.
Năm là, tu dưỡng bền bỉ suốt đời, học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực hành, cần cù đi đôi với tiết kiệm. Chống đầu voi đuôi chuột, thiếu thực tế, bệnh anh hùng, tự cao tự đại, chuộng hình thức, ít xem xét kết quả. Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm. Chống nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo. Thanh niên cần phải phấn đấu để hình thành ở mình những phẩm chất tốt như: “Xung kích; Trách nhiệm; Gương mẫu; Trung thực; Sáng tạo; Thân thiện; Thường xuyên học tập; Tích cực rèn luyện kỹ năng”, đồng thời loại bỏ những điều dễ mắc phải như: “Phát ngôn không đúng; Làm việc hình thức, đối phó; Quan liêu, hành chính hóa; Thiếu khiêm tốn và không cầu thị; Không chấp hành kỷ luật; Thiếu tinh thần đoàn kết; Thiếu ý chí đấu tranh; Thiếu chuẩn mực trong lối sống
Kết luận Chương 3
Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục thanh niên ở huyện Tân Kỳ cho thấy vấn đề giáo dục thanh niên có ý nghĩa vô cùng quan trong và là vấn đề then chốt trong giai đoạn hiện nay nhằm giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo ra lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; tạo ra thế hệ kế cận xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Đối với huyện Tân Kỳ, có thể nói hiện nay công tác giáo dục cho thanh niên vẫn còn có rất nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Trong nhiều năm qua, mặc dù cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân của huyện cũng như cơ sở đã có nhiều quan tâm, chăm sóc song công tác giáo dục cho thanh niên vẫn còn có những tồn tại, nhiều yếu kém. Việc xác định các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cho thanh niên trên địa bàn huyện Tân Kỳ trong giai đoạn hiện nay mang tính cấp thiết, quan trọng. Muốn phát triển kinh tế - xã hội đưa Tân Kỳ thoát khỏi huyện nghèo, trở thành huyện
khá trong khu vực các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ khóa XX, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra, cấp ủy, chính quyền, tổ chức Đoàn thanh niên, cùng các ban, ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở phải luôn quan tâm đến công tác giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, xem công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để đạt được mục đích đó, việc giáo dục thanh niên phải được định hướng đúng đắn trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh niên huyện Tân Kỳ hiện nay. Đồng thời, phải thực hiện đồng bộ có hệ thống và toàn diện các giải pháp để các giải pháp nêu trên bổ sung, tương trợ lẫn nhau nhằm giáo dục: lý tưởng cộng sản, đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thể chất, sức khỏe cho thanh niên. Tạo ra lớp thanh niên vừa “hồng”, vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, phấn đấu xây dựng quê hương Tân Kỳ ngày càng giàu mạnh, văn minh.
C. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vẫn đề về mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam, được xây dựng trên cơ sở khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc, thực tiễn cách mạng thế giới, Việt Nam và quá trình hoạt động cách mạng của Người. 85 năm qua, từ khi Đảng ra đời đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên trở thành cơ sở lý luận, soi đường cho công tác giáo dục thanh niên của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là nền tảng, cơ sở lý luận để cấp ủy, chính quyền, tổ chức Đoàn thanh niên Tân Kỳ vận dụng trong công tác giáo dục thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với những kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đoàn thanh niên tại địa phương, công tác giáo dục thanh niên đã góp phần tạo dựng nên lớp thanh niên mới, có thái độ, nhận thức tốt và ý thức chính trị đúng đắn, có ý chí vượt khó khăn, vươn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy mạnh mẽ tính xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện của tuổi trẻ; nhiều phong trào có ý nghĩa thiết thực và có sức lan tỏa lớn trong toàn xã hội. Thanh niên tham gia ngày càng nhiều và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh; các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương được thanh niên tham gia ngày càng đông đảo, tích cực và hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền, tổ chức Đoàn thanh niên ngày càng vững mạnh.
Tuy nhiên, công tác giáo dục thanh niên ngày nay đang đứng trước những khó khăn, hạn chế rất đáng quan tâm, đó là:
Một số thanh niên còn ít quan tâm hoặc ngại tham gia vào các sinh hoạt chính trị và các hoạt động xã hội tại địa phương, coi nhẹ giá trị truyền thống, nhân văn cao đẹp của dân tộc, những tiêu cực mặt trái của cơ chế thị trường tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo
dục thanh niên hiện nay, dẫn đến việc thanh niên dễ bị chi phối bởi lối sống ích kỷ, lười lao động, sống vội, sống hưởng thụ, coi thường giá trị đạo đức, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Từ đó, vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội không ngừng được khẳng định. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta bước vào giai đoạn “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”. Trong đó, thanh niên là nguồn lực xã hội to lớn và là một trong những nhân tố quyết định đảm bảo sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Sự nghiệp cách mạng vẻ vang và cao đẹp đó có đạt được hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện thế trẻ hôm nay.
Đối với địa bàn huyện Tân Kỳ, để tiếp tục phát huy những thành tích và kết quả đạt được đồng thời khắc phúc những tồn tại, hạn chế trong công tác giáo dục thanh niên trong những năm qua, việc giáo dục thanh niên một cách toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết; phải thực hiện đồng bộ có hệ thống và toàn diện các giải pháp để các giải pháp nêu trên bổ sung, tương trợ lẫn nhau; cần sự quan tâm, phối hợp của ba môi trường: Nhà trường - Gia đình - Xã hội để mỗi thanh niên có sự phát triển toàn diện, để thanh niên Tân Kỳ ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, tác giả đã hoàn thành mục tiêu đề ra, song thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, luận văn này chắc chắn không tránh khỏi nhiều điểm khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được những nhận xét, góp ý, chỉ dẫn của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để tác giả bổ sung và hoàn thiện hơn cho đề tài.