Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (Trang 77 - 80)

III. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN CỤ THỂ

3. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết

Bước tiếp theo trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cụ thể, nhóm kiểm toán tiến hành lập kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng số dư tài khoản cụ thể và sai sót tiềm tàng liên quan đến tài khoản đó.

Ở bước này, kiểm toán viên sẽ thiết lập các thủ tục phân tích cơ bản hoặc các bước kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai hình thức này để đưa ra sự đảm bảo hợp lý cho từng số dư tài khoản và từng sai sót tiềm tàng đối với mỗi số dư tài khoản có liên quan. Kiểm toán viên có thể lập kế hoạch kiểm tra chi tiết theo một trong bốn mức độ, tuỳ thuộc vào các rủi ro chi tiết được phát hiện và mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá. Bốn mức độ kiểm tra chi tiết đó là:

- Kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung: công việc này sẽ được tiến hành nếu kiểm toán viên xác định được rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng mà không dựa vào các bước kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro của khách hàng.

- Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình: mức độ này được tiến hành nếu kiểm toán viên không xác định được các rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản

cũng như không xác định được các sai sót tiềm tàng và kiểm toán viên không tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

- Kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản: kiểm toán viên sẽ tiến hành công việc này khi kiểm toán viên dựa vào các quy định kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết phát hiện được.

- Kiểm tra chi tiết ở mức độ đại diện: được áp dụng khi kiểm toán viên không xác định được các rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản và các sai sót tiềm tàng trong năm hiện hành, kiểm toán viên kết luận là quy trình kiểm soát của khách hàng không có hiệu quả.

Để hỗ trợ cho kiểm toán viên trong việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, đối với mỗi tài khoản trên Báo cáo tài chính, AASC đều có một chương trình kiểm toán mẫu trong đó bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết cơ bản nhất thường được sử dụng để kiểm tra các sai sót tiềm tàng của tài khoản đó. Kiểm toán viên sẽ cân nhắc lựa chọn các thủ tục đã có sẵn trong chương trình kiểm toán mẫu đồng thời sửa đổi các thủ tục kiểm toán đã có hoặc tự thiết kế bổ sung thêm các thủ tục kiểm toán, nếu theo đánh giá của kiểm toán viên các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán mẫu chưa bao quát hết các sai sót tiềm tàngcó liên qua hoặc chưa đủ các hướng dẫn cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra tính trọng yếu của tài khoản này. Công việc này không chỉ đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm mà cả sự năng động sáng tạo của từng kiểm toán viên trước sự đa dạng, muôn nàu muôn vẻ của mỗi cuộc kiểm toán.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chi tiết tại Công ty liên doanh J- VCanFood, đối với các sai sót tiềm tàng có rủi ro chi tiết phát hiện được, nhóm kiểm toán đã cân nhắc và lựa chọn các thủ tục kiểm toán. Dưới đây là chương trình kiểm toán chi tiết được áp dụng đối với khoản mục Phải thu của khách hàng:

Khách hàng

Kỳ kiểm toán

: CÔNG TY LIÊN DOANH J-VCANFOOD

: 31/12/2002

Người chuẩn bị:

Tố Lan

Ngày:

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN

Số dư khoản mục phải thu phải thu của khách hàng:

Năm 2001 Năm 2002

3.950.693.482 VND 4.573.084.921 VND

Các thủ tục kiểm toán cơ bản áp dụng đối cới kiểm toán khoản mục phải thu như sau: Chi tiết các rủi ro Phương pháp tiếp

cận kiểm toán Các thủ tục kiểm toán cơ bản Người thực hiện Kết luận

Các khoản phải thu được đánh giá tăng do việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi chưa phù hợp.

Tiến hành tập trung vào các thử nghiệm kiểm toán cơ bản.

Đánh giá các chính sách được áp dụng, kiểm tra chi tiết.

Tố Lan Phạm vi các thử nghiệm kiểm soát (nếu có) và các thử nghiệm kiểm toán cơ bản đủ để đáp ứng các rủi ro đã xác định. Các khoản phải thu

được trình bày sai do việc phân chia niên độ kế toán không chính xác.

Tiến hành tập trung vào các thử nghiệm kiểm toán cơ bản.

Kiểm tra chi tiết việc chia cắt niên độ kế toán

Tố Lan Phạm vi các thử nghiệm kiểm soát (nếu có) và các thử nghiệm kiểm toán cơ bản đủ để đáp ứng các rủi ro đã xác định. Chi tiết các bước công việc trong từng thủ tục kiểm toán cơ bản áp dụng đối với kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng:

Tóm tắt các thủ tục kiểm toán áp dụng

Các bước công việc Người

thực hiện Các ý kiến đề xuất 1. Kiểm tra tính đúng đắn của các chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu tương ứng với các khoản phải thu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (Trang 77 - 80)