Đưa ra nhận xét khái quát về các khoản mục trên Báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (Trang 61 - 64)

: Sai sót có thể chấp nhận đối với khoản mục

6. Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dư đầu năm của các khoản mục trên Báo cáo tài chính

6.1 Đưa ra nhận xét khái quát về các khoản mục trên Báo cáo tài chính

Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát

Cao Trung bình Thấp

Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng

Cao Thấp nhất Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Việc đưa ra nhận xét ban đầu về các khoản mục trên Báo cáo tài chính chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Các khoản mục thường được xem xét là: tài khoản tiền, tài khoản các khoản phải thu, tài khoản các khoản đầu tư ngắn hạn, tài khoản hàng tồn kho, tài khoản các tài sản lưu động khác, tài khoản tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tài khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác, nguồn vốn chủ sở hữu.

Đối với Công ty liên doanh J-VCanFood kiểm toán viên tiến hành tập trung vào các khoản mục chủ yếu sau:

1. Rủi ro kiểm toán đối với Tài khoản tiền (Mã số 110):

Đối với tài khoản tiền thì rủi ro chính là số tiền trong Báo cáo tài chính bị ghi tăng lên. Cũng có trường hợp các khoản tiền bị ghi giảm xuống, nhưng điều này ít xảy ra.

Đối với doanh nghiệp lớn có nhiều tài khoản ngân hàng như Công ty liên doanh J-VCanFood, thường xảy ra các rủi ro là các tài khoản tiền sẽ bị “rút khống” thông qua một vài lần chuyển giữa các tài khoản ngân hàng. Việc “rút khống” bao gồm việc ghi tăng số dư tài khoản tiền của doanh nghiệp, ghi các khoản tiền gửi ngân hàng đang chuyển vào tài khoản nhận trước thời điểm cuối năm nhưng lại rút từ tài khoản chi sau khi kết thúc năm. Điều này tạo nên việc tính hai lần các khoản chuyển tiền tại thời tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Bên cạnh đó, Công ty liên doanh J-VCanFood có nhiều tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ, thì một rủi ro nữa là các số dư cuối kỳ sẽ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam một cách không đúng.

2. Rủi ro kiểm toán đối với Tài khoản các khoản đầu tư ngắn hạn (Mã số 120)

Rủi ro kiểm toán chính của phần này là việc ghi tăng bằng cách ghi sổ các khoản đầu tư ngắn hạn không có trên thực tế, không được ghi giảm giá theo giá thị trường một cách chính xác. Ngoài ra, còn một số rủi ro khác là các khoản đầu tư dài hạn sẽ bị vào sổ dưới hình thức các khoản đầu tư ngắn hạn.

Rủi ro kiểm toán đối với các khoản phải thu là các khoản phải thu thường bị khai tăng lên để che đậy “sự thụt két”. Việc thu tiền bán hàng có thể bị các nhân thu tiền lấy đi và biên lai thu tiền có thể không được ghi chép lại. Việc làm này không thể phát hiện ra ngay được, nhưng sẽ được phát hiện ra khi số dư các khoản phải thu trên sổ sách tồn tại quá lâu khiến cho người ta chú ý tới. Tuy nhiên, các khoản này có thể được ngụy trang bằng cách lấy khoản tiền mới thu về thế vào số dư khách hàng cũ để tránh sự chú ý. Bằng cách như vậy, các khoản phải thu được phản ánh trên sổ sách là trung thực, đúng hạn và có khả năng thanh toán, nhưng trên thực tế có một số số dư bị ghi tăng và một số khách hàng nợ là không có thực. Các khoản phải thu còn có thể bị ghi tăng bằng cách tạo ra các khoản dự phòng không thích hợp cho các khoản phải thu khó đòi.

Ngoài ra, còn có một rủi ro nữa đối với các khoản phải thu đó là các khoản phải thu nội bộ không được phân loại một cách đúng đắn bằng cách cộng các khoản phải thu này vào các khoản phải thu bán hàng và các khoản phải thu khác.

3. Rủi ro đối với Tài khoản hàng tồn kho (Mã số 140)

Rủi ro chủ yếu đối với hàng tồn kho là hàng tồn kho bị khai tăng lên. Điều này có thể thực hiện bằng cách tăng số hàng tồn kho thực tế của Công ty vào thời điểm lập Bảng cân đối kế toán, ghi tăng giá hàng tồn kho hoặc ghi giá phí bằng giá thực tế. Bên cạnh đó, một rủi ro khác là hàng tồn kho sẽ bị phân loại sai hoặc cách giải thích không chính xác. Cách giải thích này sẽ đưa ra phương thức được áp dụng để xác định giá trị mang sang của hàng tồn kho và phải tìm ra các hàng tồn kho đựoc dùng để thế chấp hoặc không sẵn có để đem bán.

4. Rủi ro đối với Tài khoản tài sản cố định (Mã số 210)

Rủi ro đối với tài sản cố định tại mỗi Công ty là tài sản cố định thể hiện trong Bảng cân đối thường bị khai tăng. Điều này được thực hiện bằng cách ghi các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc không ghi rõ tên và chất lượng của từng tài sản cố định.

5. Rủi ro đối với Tài khoản nợ ngắn hạn (Mã số 310)

Rủi ro đối với các khoản nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối là các khoản nợ ngắn hạn bị ghi giảm xuống để che đậy sự hụt két. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,

hàng hoá đã nhận nhưng các khoản nợ không được vào sổ. Nói một cách khác, tiền dự định trả cho nhà cung cấp có thể bị biển thủ và được hạch toán theo một cách thức kiến mọi người tin rằng nó đã được thanh toán nhà cung cấp. Còn một rủi ro khác là nợ dài hạn đến hạn trả sẽ không được tính toán và trình bày riêng, điều này tạo nên tỷ suất thanh toán của doanh nghiệp cao hơn thực tế vốn có của nó.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (Trang 61 - 64)