Các hoạt động của thầy và trị Những kiến thức HS cần nắm vững
+ Đến giữa thế kỷ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chĩng, Đức từ một nước nơng nghiệp trở thành nước cơng nghiệp.
+ Phương thức kinh doanh theo đường lối tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập vào sản xuất: Sử dụng máy mĩc, thuê mướn cơng nhân, đẩy mạnh khai thác… tạo nên tầng lớp quý tộc tư sản gọi chung là Gioongke.
+ Nước Đức bị chia sẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, là trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa (GV kết hợp việc trình bày với chỉ lược đồ về nước Đức để thấy được tình trạng chia rẽ của quốc gia này).
- GV nêu câu hỏi: Yêu cầu cấp bách của Đức là làm gì để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa?
- HS trả lời câu hỏi.
GV kết luận: Yêu cầu cấp bách lúc này là thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng phân tán, chia rẽ.
- GV trình bày và phân tích: ở Đức do sự thoả hiệp của giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến, giai cấp vơ sản chưa đủ trưởng thành để tiến hành thống nhất đất nước bằng con đường cách mạng – con đường "Từ dưới lên", vì vậy quá trình thống nhất đất nước được thực hiện bằng con đường chiến tranh vương triều – "Từ trên xuống", thơng qua vai trị của quý tộc Phổ – đại diện là Bi-xmác. Với những chính sách phản động đã đưa nước Đức trở thành một đồn luỹ phản động nhất, là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến chủ nghĩa quân phiệt xâm lược và là trung tâm gây ra các cuộc chiến tranh ở châu Âu.
+ Giữa thế kỷ XIX kinh tế tư bản chủ nghĩa Đức phát triển nhanh chĩng, Đức trở thành nước cơng nghiệp.
+ Phương thức kinh doanh theo lối tư bản đã xâm nhập vào các ngành kinh tế.
+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
→ Đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước.