I- Vai trò trách nhiệm của hiệu trưởng trong trường học
4.1 Năng lực Quản lý tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị
Hiệu trưởng có trách nhiệm tiếp nhận, phân bổ ngân sách và các nguồn lực để thực hiện các kế hoạch đã xây dựng nhằm đạt được tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu đã xác định. Vì trọng điểm của tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và toàn bộ hoạt động của nhà trường là việc học tập của học sinh nên mối quan hệ giữa việc phân bổ các nguồn lực tài chính chủ yếu nhằm vào các hoạt động để nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Trong nhà trường định hướng theo kết quả, Hiệu trưởng phải thu hút các bên quan tâm tham gia vào các quy trình quản lý và ra các quyết định tài chính. Hiệu trưởng phải nắm vững các quy trình, qui định về quản lý ngân sách và các nguồn vốn ngoài ngân sách của trung ương và địa phương. Hiệu trưởng phải thực hiện các thủ tục tiếp nhận và giải ngân theo đúng qui định, trình tự kế toán, kiểm toán và đảm bảo rằng các hồ sơ chứng từ kế toán cho các nguồn vốn của nhà trường được kiểm toán thường xuyên.
Năng lực quản lý tài chính của người đứng đầu nhà trường còn thể hiện ở khả năng dự báo nhu cầu về thiết bị cần thiết cho dạy và học, về vốn cần thiết cho trang thiết bị trong tương lai. Sau đó xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hút, tìm kiếm nguồn lực từ hệ thống trường học và các bên quan tâm. Để xây dựng được dự báo này, Hiệu trưởng phải hiểu được các quy trình dự kiến tuyển
sinh và yêu cầu về trang thiết bị dựa trên số lượng tuyển sinh, không gian làm việc cần thiết cho các chương trình đặc biệt và/hoặc đổi mới, nâng cấp theo định kỳ.
Dự báo nhu cầu thiết bị đòi hỏi phải thu thập dữ liệu về những hoạt động cần đổi mới cũng như các dữ liệu về số lượng tuyển sinh trong tương lai. Để có được những nguồn lực cần thiết, Hiệu trưởng chuẩn bị kế hoạch và dự toán ngân sách và đề nghị trình lên các cấp quản lý có thẩm quyền. Khi dự toán ngân sách đã hoàn thành và các nguồn lực đã được phân bổ, Hiệu trưởng thông báo cho cán bộ về tình trạng ngân sách, kế hoạch mua sắm thiết bị và các đồ dùng dạy học khác.