Các chính sách thuế và hạn ngạch.

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ " (Trang 40 - 42)

II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY

2.2.1.Các chính sách thuế và hạn ngạch.

2. Khái quát về thị trường hàng dệt may tại Mỹ.

2.2.1.Các chính sách thuế và hạn ngạch.

Để đánh thuế, hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ được phân loại theo hệ thống HS. Việc phân loại được chia thành các chương, nhóm, thường là nhóm 6 số, 8 số, thậm chí 10 số. Bảng thuế xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ gồm hai cột thuế suất: cột 1 áp dụng đối với các nước đã được nhận chế độ MFN. Cột này lại được chia thành hai cột thuế suất, một cột là mức thuế suất phổ thông áp dụng đối các nước được áp dụng MFN đơn thuần và cột thuế suất ưu đãi hơn được áp dụng đối với các nước áp dụng MFN đồng thời lại được hưởng chế độ GSP. Cột 2 áp dụng đối các nước chưa nhận được chế độ MFN. Thuế suất tại cột này thường cao hơn rất nhiều so với cột 1 vì nó được quy định từ năm 1930 tại đaọ luật thuế nhập khẩu Smooth-Hawley nhằm bảo hộ mức cao sản xuất trong nước.

BẢNG 8 :THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY

Sản phẩm

Thuế suất (%)

Thuế MFN Thuế phi MFN

Sản phẩm may mặc 13,4 68,5

Sản phẩm dệt 10,3 55,1

(Nguồn: Bộ thương mại Mỹ, trích lại từ TC PTKT tháng năm 2002)

Trong các năm trước đây Việt Nam chưa nhận được chế độ MFN, vì vậy hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ vẫn phải chịu thuế suất cao, đây là điều bất lợi trong việc cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường này, đặc biệt là Trung Quốc khi nước này vừa mới trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Tuy nhiên khi Hiệp định thương mại có hiệu lực hàng dệt may sẽ có lợi thế cạnh tranh cao do được

hưởng quy chế MFN hoặc NTR và có khả năng phía Mỹ sẽ dành cho Việt Nam quy chế thuế quan ưu đãi phổ cập – GSP với thuế suất 0%.

Về hạn ngạch:

Trên thực tế, khi đã thoả thuận các hiệp định về hàng dệt may song phương thì không áp dụng hạn ngạch. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có quyền đơn phương áp đặt hạn ngạch trong những trường hợp nhất định. Hải quan Mỹ kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi dệt, tơ lẫn loại và các mặt hàng làm từ cây hoặc được sản xuất từ một số nước. Việc kiểm soát hạn ngạch hàng dệt may dựa trên những văn bản hướng dẫn của Chủ tịch Uỷ ban Hải quan trong quá trình thực hiện các Hiệp định hàng dệt (Textile Agreements). Các thông tin về hạn ngạch dệt may có thể hỏi Commisioner of Customs, hoặc Committee for Implementation of Textile Argreements, thuộc Bộ Thương mại Mỹ.

Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota) áp dụng cho phép một lượng hàng hoá nhất định được nhập khẩu vào Mỹ trong một giai đoạn nhất định. Mỹ áp dụng hạn ngạch tuỳ theo từng quốc gia. Trong trường hợp nhập khẩu quá hạn ngạch thì phần vượt quá sẽ phải tái xuất hoặc được lưu lại kho ngoại quan và chờ cho việc gia hạn hạn ngạch trong thời gian tới hoặc phải được huỷ bỏ dưới sự chứng kiến của hải quan. Thông thường các hiệp định thương mại có xu thế mở rộng hạn ngạch theo từng thời điểm .

Hạn ngạch - thuế ( Tariff rate-quota) là dạng áp dụng một mức thuế ưu đãi cho một lượng nhất định các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Mỹ trong một thời hạn nào đó. Trong thời gian có hiệu lực của hạn ngạch, người ta không giới hạn lượng hàng nhập khẩu nhưng lượng hàng vượt quá số lượng cho phép trong hạn ngạch sẽ phải chịu mức thuế cao hơn.

Visa dệt may và giấy phép xuất khẩu:

Hàng dệt cần có " Visa " mới được vào Mỹ. Visa dệt may là một ký hậu (endorsement) dưới dạng tem hoặc dấu (stamp) do một chính phủ nước ngoài đóng trên hoá đơn hoặc trên giấy phép xuất khẩu. Visa được dùng để kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm dệt may của Mỹ và ngăn cấm nhập khẩu hàng hoá trái phép vào Mỹ. Visa có thể dùng cho mặt hàng cần hạn ngạch hoặc không cần hạn ngạch. Ngược lại mặt hàng cần hạn ngạch có thể cần hoặc không cần Visa, tuỳ theo nước xuất xứ. (ELVIS - Ellectronic

transmission of visa information: Visa điện tử đối với hàng dệt may từ một nước nào đó nhập khẩu vào Mỹ).

Tùy thoả thuận với từng nước, hầu hết hàng dệt may khi nhập khẩu vào Mỹ phải có Visa dệt (Textile visa), trừ hạng mục 300-369, nhằm chống chuyển tải bất hợp pháp và giao hàng sai với hạn ngạch. "Textile visa" là việc đóng dấu vào một hoá đơn hoặc đóng dấu vào một giấy phép kiểm soát xuất khẩu do một cơ quan của chính phủ của nước xuất khẩu thực hiện. Visa có thể áp dụng cho hàng nhập vào theo hạn ngạch hoặc ngoài hạn ngạch, hàng theo hạn ngạch có thể cần hoặc không cần Visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ được Mỹ chấp thuận theo một Visa Agreement ký với từng nước. Hàng từ các nước chưa có thoả thuận Visa không cần có Visa nhưng sẽ được tính theo hạn ngạch phù hợp.

Tuy nhiên có Visa không có nghĩa là hàng chắc chắn được làm thủ tục nhập vào Mỹ. Nếu hạn ngạch bị hết hạn trong thời gian vận chuyển ( tức là giữa thời gian sau khi hàng đã được đóng dấu Visa ở nước xuất khẩu và thời gian hàng đến Mỹ), thì người nhập khẩu ở Mỹ cũng không được làm thủ tục nhập hàng cho đến khi hạn ngạch được bổ sung hoặc gia hạn lại.

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ " (Trang 40 - 42)