Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ " (Trang 47 - 51)

II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY

3.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Trong những năm qua, nhờ những đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp dệt may đã không ngừng phát triển cả về quy mô, năng lực sản xuất, trình độ trang thiết bị, không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng gắn với thị trường xuất khẩu như thị trường EU, Nhật Bản, Canađa,... đặc biệt là thị trường Mỹ – một thị trường đầy tiềm năng. Nhờ sự lỗ lực về mặt ngoại giao Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định trong quan hệ với Mỹ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có ngày càng nhiều cơ hội thâm nhập và mở rộng thị trường của mình trên thị trường dệt may khổng lồ này. Từ năm 1994 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ luôn tăng, đặc biệt là những năm 2000, 2001. Hàng dệt may Việt Nam tuy đã thâm nhập vào được thị trường Mỹ nhưng kim ngạch còn nhỏ bé so với tổng kim ngạch

xuất khẩu của toàn ngành và còn quá nhỏ bé so với mức nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Gộp tất cả các nước ASEAN, xuất khẩu của họ chỉ chiếm 12,64% trong tổng nhập khẩu dệt may Mỹ (năm 2001). Nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,5% tổng nhập khẩu từ ASEAN và 0,07% tổng nhập khẩu Mỹ từ tất cả các nước (năm 2000 và 2001).

Về trị giá, Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nước ASEAN (Thái Lan đứng đầu) và thứ 57 trong tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ.

Về quần áo, các nước ASEAN chiếm 43,23% nhập khẩu quần áo của Mỹ với Philippines và Indonesia dẫn đầu. Còn Việt nam đứng ở vị trí thứ 43 về xuất khẩu quần áo vào thị trường này.

Qua các số liệu có được cho thấy: Lượng và tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ còn quá nhỏ bé. Lý giải điều này cũng không quá phức tạp. Kể từ tháng 2 năm 1994, Chính phủ Mỹ tuyên bố huỷ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, hoạt động thương mại hai chiều giữa hai quốc gia mới bắt đầu hình thành và phát triển.

Thứ nhất, ngay khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước còn chưa được ký kết, một số doanh nghiệp Việt Nam đã năng động tìm kiếm các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, cụ thể là một số mặt hàng không phải chịu thuế nhập khẩu hay chịu thuế nhập khẩu thấp - tức là chênh lệch giữa mức thuế MFN và non- MFN không nhiều, như găng tay là một ví dụ điển hình. Nhờ vậy mà xuất khẩu găng tay cotton từ Việt Nam chính là mặt hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam qua Mỹ thời gian qua (chỉ duy nhất mặt hàng này đạt con số hơn 4,5% năm 2000 và 4,21% năm 2001 trong tổng nhập khẩu của Mỹ. Tất cả các mặt hàng còn lại chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ).

Thứ hai, các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành sản xuất hàng hoá mang nhãn hiệu Mỹ như Nike, Reebok... sau đó xoá nhập khẩu vào Mỹ. Nhờ đó đã dần hình thành quan hệ thương mại giữa hai nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ được thể hiện như sau:

BẢNG 11: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAMVÀO HOA KỲ TỪ 1994-2001. VÀO HOA KỲ TỪ 1994-2001.

Đơn vị triệu USD

(Nguồn: " Để xuất khẩu thành công hàng dệt may VN vào thị trường Hoa kỳ- Nhà xuất bản thống kê Hà nội 2003)

Từ bảng trên cho thấy: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ không ngừng gia tăng: nếu năm 1994 Việt Nam chỉ xuất khẩu được 2,56 triệu USD thì năm 2001 đã xuất được 49,34 triệu USD (duy nhất có giảm sút so với năm 2000 là 0,53%). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ thấp hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của dệt may Việt Nam nói chung; và tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ mới chỉ chiếm khoảng 2-2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam và chỉ chiếm một tỷ trọng hết sức khiêm tốn 0,05 - 0,07% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ.

Xét về mặt hàng, ta thấy: Hiện nay về mặt hàng dệt may, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được vào Mỹ các mặt hàng chính thuộc category sau: (thứ tự theo kim ngạch từ cao đến thấp đối với những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 triệu USD): Bảng 12A

BẢNG 12 A: NHỮNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦAVIỆT NAM VÀO HOA KỲ VIỆT NAM VÀO HOA KỲ

Đơn vị: triệu USD

CAT Tên hàng Năm 2000 Năm 2001

Mặt hàng 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hàng dệt Hàng may 0,11 2,45 1,78 15,09 3,59 20,01 5,326 20,602 5,053 21,347 2,47 27,53 2,58 47,29 1,44 47,90 Cộng 2,56 16,87 23,60 25,928 26,400 30,00 49,87 49,34 Tăng giảm tuyệt đối

( triệu USD)

+14,31 +6,73 +2,328 +0,472 +3,6 +19,57 -0,53

Tăng giảm tương đối(%)

+558,98 +38,89 +9,86 +1,82 +13,65 +65,23 -1,06

Tỷ trọng trong tổng trị giá XK hàng dệt may Việt Nam(%)

Thế giới Việt nam % Thế giới Việt nam % Toàn bộ 71691,5 49,865 0,07 70238,8 49,335 0,07 340 Sơ mi nam không DK cotton 2423,0 13,268 0,55 2122,8 10,515 0,50 338 Sơ mi nam bé trai không DK

cotton

4719,2 6,943 0,15 4664,6 10,063 0,22

339 Sơ mi nữ bé gái DK cotton 4359,2 5,733 0,13 4616,7 8,002 0,17331 Găng tay cotton 120,6 5,425 4,50 111,8 4,706 4,21 331 Găng tay cotton 120,6 5,425 4,50 111,8 4,706 4,21 648 Quần nữ, bé gái vải tổng hợp 1760,3 1,933 0,11 1720,0 4,064 0,24 641 Sơ mi nữ không Dk vải tổng

hợp

845,9 0,393 0,05 839,0 1,781 0,21

348 Quần nữ, bé gái cotton 4860,8 1,337 0,03 5117,6 1,546 0,03647 Quần nam vải tổng hợp 1765,6 3,427 0,02 1827,6 0,598 0,03 647 Quần nam vải tổng hợp 1765,6 3,427 0,02 1827,6 0,598 0,03 347 Quần nam , bé trai cotton 5014,5 1,422 0,03 4608,7 0,733 0,02

Nguồn: " Để xuất khẩu thành công hàn dệt may vào thị trường Hoa Kỳ Nhà xuất bản thống kê Hà nội 2003"

Hơn nữa những số liệu được thực hiện theo những nhóm mặt hàng, kèm theo 10 mặt hàng cụ thể đã đạt được sự tăng trưởng mạnh nhất như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BẢNG 12B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT

CAT Mặt hàng 6 tháng đầu năm 2001 6 tháng đầu năm 2002 Thay đổi (%) 0 Toàn bộ 49,437 206,240 +317,18 1 Hàng may mặc 47,587 184,539 +287,79 11 Sợi 0 0,553 12 Vải 0,02 0,666 +3262,08

14 Hàng DM cho trang trí nội thất 1,830 20,482 +1019,27334 Áo khoác cotton nam và bé trai 0,010 1,661 +17291,21 334 Áo khoác cotton nam và bé trai 0,010 1,661 +17291,21 335 Áo khoác cotton nữ và bé gái 0,003 0,978 +31453,82 341 Áo Blu không dệt kim nữ và bé gái 0,006 2,954 +4396,30

342 Váy cotton 0,013 1,848 +14073,66

350 Áo váy dài 0,001 0,420 +33229,94

351 Đồ ngủ cotton 0,004 0,487 +12219,05352 Đồ lót cotton 0,003 0,518 +16026,88 352 Đồ lót cotton 0,003 0,518 +16026,88 434 Áo khoác len nam khác 0,002 0,495 +21209,55

448 Quần len nữ 0 0,641 +220810,0

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ " (Trang 47 - 51)