2- Thực trạng thị trường hàng may mặc Việt Nam.
2.2 Thị trường quốc tế của sản phẩm may mặc Việt Nam.
Từ năm 1990 trở về trước các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam xuất sang Liên Xô là chủ yếu, chiếm 85% tổng số kim ngạch xuất khẩu của ngành. Số còn lại xuất sang các nước Đông Âu như Hungari, Tiệp Khắc, CHDC Đức... với các sản phẩm chủ yếu như sơ mi nam nữ, quần áo bảo hộ lao động và một số sản phẩm khác thuộc dạng đơn giản.
Nghị định thư giữa 2 nhà nước Việt Nam và Liên Xô (cũ) về hợp tác trong lĩnh vực gia công hàng may mặc ký ngày 19/05/1987 đã mở ra một thị trường rộng lớn có sức thu hút là Liên Xô (cũ). Đó cũng là chiến lược thị trường quan trọng của ngành dệt may nước ta trong giai đoạn này. Thực hiện chương trình này, lực lượng sản xuất trong ngành đã tăng lên đáng kể , hầu hết các địa phương đã có xí nghiệp may ra đời . Trong 3 năm 1987-1989, đã có trên 60 doanh nghiệp thuộc 50% tỉnh thành phố trong toàn quốc có doanh nghiệp may tham gia làm hàng xuất khẩu theo hiệp định đã ký kết ngày 19/5/1987. Giá trị sản lượng tăng mạnh vào những năm 1988-1990, mỗi năm sản xuất và xuất khẩu hàng trăm triệu sản phẩm.
Sau đó, sự kiện Liên Xô năm 1990 đã làm cho Hiệp định 19/5/1987 mất hiệu lực, thị trường quen biết nhất ở nước ngoài bị sụp đổ, tiếp theo đó là sự khủng hoảng của hàng loạt thị trường các nước Đông Âu làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc giảm đi đột ngột. Có thể nói thời kỳ sau năm 1990 các doanh nghiệp may mặc nước ta đứng trước những khó khăn gay gắt, nhiều xí nghiệp phải giảm sản xuất, cho công nhân nghỉ không lương, thậm chí có xí nghiệp còn đứng trên bờ vực thẳm của sự giải thể. Đây là những năm tháng đối đầu với những cam go, thử thách của các doanh nghiệp may nước ta.
Trước tình hình đó, ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp may mặc lớn đã hết sức cố gắng, một mặt tìm cách khôi phục lại thị trường truyền thống, mặt khác tìm cách định hướng mở rộng thị truờng mới nhất là thị trường ở các nước phát triển. Song để thâm nhập được thị trường này đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ các khâu trang thiết bị, tay nghề công nhân, vệ sinh công nghiệp, quản lý, điều hành sản xuất, hoạt động marketing... vì đây là thị trường khó tính có yêu cầu cao về chất lượng.
Tuy gặp phải nhiều khó khăn , song với chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn của Đảng và nhà nước ta mà Đại hội lần thứ VI đã khẳng định : " Đa dạng hoá và đa phương hoá kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi . Củng cố và tăng cường vị trí ở các thị trường quen thuộc và với các bạn hàng truyền thống" đã tạo tiền đề rất cơ bản đối với hướng đi của các doanh nghiệp may mặc nước ta trong thời kỳ này. Chỉ sau một thời gian ngắn đi theo hướng đó, từ năm 1990 đến nay, việc kinh doanh sản phẩm may mặc nước ta đã được thực hiện với tất cả các bạn hàng mà chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển và các nước trong khu vực.
Tiếp đó được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý ở cấp vĩ mô nên hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và cộng đồng Châu Âu được ký kết vào ngày 01/03/1993. Và như vậy, một cơ hội mới đã mở ra cho ngành dệt may Việt Nam để xâm nhập một thị trường tư bản quan trọng với hơn 350 triệu dân có mức sống cao để sản xuất sản phẩm may, tạo điều kiện cho ngành may nước ta có cơ hội phát triển và đẩy mạnh sản xuất.
Tính đến năm 1994 các doanh nghiệp may mặc nước ta đã xuất khẩu sản phẩm của mình đi 46 nước trên thế giới. Riêng thị trường EU chiếm 50%, sau đó là Nhật Bản chiếm 16%, còn lại là các nước Bắc Mỹ, Đông Âu, và các nước trong khu vực khác như : Canada, Hồng kông, Tiệp Khắc, Hungari... Thành công lớn nhất mà các doanh nghiệp nước ta đã đạt được trong giai đoạn này và cũng là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của ngành là đã nhanh chóng tìm cách thâm nhập thị trường các nước phát triển như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc...
BẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
Năm Kim ngạch XK Thị trường có hạn ngạch Kim ngạch XK Thị trường không có hạn ngạch Tổng kim ngạch XK
Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD
1998 507,5 35,00 942,5 65,00 1450
2000 720 38,05 1172 61,95 1892
2001 770 35,00 1430 65,00 2200
2005 (DK) 950 31,66 2050 68,34 3000
2010 (DK) 1200 30,00 2800 70,00 4000
( Nguồn Bộ thương Mại) Như bảng tổng kết trên , thị trường có hạn ngạch là thị trường các nước EU, Canađa và Thổ Nhĩ Kỳ (trong đó chủ yếu là thị trường EU), thị trường phi hạn ngạch là thì trường Nhật Bản, các nước ASEAN, Đông Âu, Mỹ và các nước khác (trong đó chủ yếu là Nhật Bản). Qua trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của chúng ta vào thị trường có hạn ngạch tuy vẫn tăng hàng năm nhưng có xu hướng giảm dần về tỷ trọng so với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường không có hạn ngạch. Đó cũng là lẽ tự nhiên bởi cùng với xu thế quốc tế hoá kinh tế đang diễn ra sôi động ở các nước trên thế giới và chủ trương hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, việc xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng sang các nước khác sẽ không còn bị áp đặt hạn ngạch nữa. Đây cũng chính là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế.
Theo hiệp định hàng dệt may (ATC) của tổ chức WTO thì cuối năm 2004 toàn bộ hạn ngạch sẽ được bãi bỏ đối với các nước xuất khẩu hàng dệt may là thành viên của WTO. Nếu đến năm 2005 Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới thì việc xuất khẩu hàng dệt may của chúng ta vẫn bị áp đặt bằng hạn ngạch. Và đó là một cản trở không nhỏ tới khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới.
VIET NAM TEXTILE & GARMENT EXPORT
(1 mil USD) YEAR 2000 2001 2002 TOTAL 1.892 1.962 2.750 EU 609(32,1%) 617 (31,4%) 540 (19,6%) JAPAN 619 (32,7%) 616 (31,4%) 490 (17,8%) TAIWAN 264 (14%) 304 (15,5%) 232 (8,5%)