Đối thủ cạnh tranh hiện tạ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 26 - 27)

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bởi vì khi đó chúng ta sẽ có một cái nhìn khái quát về chiến lược phát triển của họ, xác định được đâu là điểm mạnh thật sự và đâu là điểm yếu của họ để chúng ta có những giải pháp đối phó phù hợp nhằm chiến thắng trong cạnh tranh.

Tuy nhiên trước khi đi vào phân tích từng đối thủ ta nên có cái nhìn khái quát về môi trường cạnh tranh chung của các ngân hàng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

4.2.2.1.Môi trường cạnh tranh chung của toàn ngành ngân hàng

Tại thị trường nội địa, ACB đang phải cạnh tranh với trên 40 ngân hàng thương mại trong đó có 5 ngân hàng nhà nước lớn (Vietcombank, BIDV, Incombank, Agribank, Mekong Delta Housing Bank),1 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 37 ngân hàng thương mại cổ phần... Những ngân hàng thương mại trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 70%. Phần các ngân hàng nước ngoài (có 4 ngân hàng liên doanh, 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần.

Như vậy cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt, đặc biệt là với sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Citibank,… họ rất mạnh về tài chính, khả năng quản lý toàn cầu, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Các ngân hàng trong nước gặp nhiều thách thức rất lớn như áp lực cạnh tranh trên các mặt như năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ, các chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế, dự phòng rủi ro, phân loại nợ. Và ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro thuộc mảng khách hàng doanh nghiệp nhà nước bởi việc hội nhập đặt các doanh nghiệp trước thế cạnh tranh gay gắt, khả năng mất thị phần cao, khuynh hướng sáp nhập.

Kết quả một cuộc điều tra của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc được thực hiện vào cuối năm 2006 cho biết: có 45% khách hàng (là doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài thay vì của ngân hàng trong nước; 50% chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế, và 50% còn lại chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ... Như vậy, các ngân hàng trong nước có thể sẽ mất đi khoảng một nửa các hoạt động kinh doanh hiện nay; và khả năng huy động vốn cũng bị giảm sút?

Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường đang diễn ra sôi nổi cùng với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điều này đòi hỏi ACB cần phải phát huy được những thế mạnh vốn có của mình, đồng thời tích cực đổi mới, nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, trình độ công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và cạnh tranh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 26 - 27)