Tình hình lạm phát

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 59 - 60)

Năm 2007 có thể coi là năm mà Việt Nam có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 5 năm trở lại đây với tỷ lệ lạm phát trên 2 con số (12,63%). Lạm phát tăng cao đã làm cho giá cả hàng hóa leo thang gây khó khăn cho đời sống của nhân dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có ngân hàng. Lạm phát tăng sẽ kéo theo lãi suất ngân hàng tăng theo bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Khi đó đối với ngân hàng sẽ làm tăng chi phí đầu vào do phải tăng lãi suất huy động cho tất cả các kỳ hạn gửi tiền nhằm giữ chân khách hàng cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác, đồng thời việc cho vay cũng giảm xuống do lãi suất cho vay tăng cao. Qua đó làm cho lợi nhuận của các ngân hàng giảm xuống. Còn đối với doanh nghiệp, giá cả hàng hóa tăng lên sẽ làm tăng chi phí sản xuất, đồng thời các doanh nghiệp phải tăng giá bán đầu

ra. Điều này sẽ gây thiếu vốn lưu động trong sản xuất và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ãnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Cuối cùng là đối với các khách hàng cá nhân, khi lạm phát tăng cao thì họ sẽ có xu hướng rút tiền ở các ngân hàng có lãi suất thấp sang gửi tiền ở các ngân hàng có lãi suất cao hơn. Chính điều này đã dẫn đến cuộc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng trong những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008. Ngoài ra, khi lạm phát tăng cao, tiền đồng mất giá thì người dân có xu hướng chuyển tiền sang đầu tư vào các lĩnh vực khác hấp dẫn hơn như vàng, bất động sản.

Biểu đồ 13: Biểu đồ tình hình lạm phát tại Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 59 - 60)