Tình hình lãi suất ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 60 - 64)

Trong năm qua lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng lên nguyên nhân là do lạm phát tăng cao khiến người dân hạn chế gửi tiền dài hạn vào các ngân hàng mà chuyển sang đầu tư vào các kênh khác hấp dẫn hơn như vàng, chứng khoán, bất động sản đặc biệt là vàng. Trong năm qua giá vàng liên tục tăng, giá vàng giao dịch tại SJC Cần Thơ vào cuối tháng 12/2007 khoảng 1.542.000đồng/chỉ thì đến cuối tháng 2/2008 giá vàng đã lên 1.900.000đồng/chỉ nghĩa là chỉ trong vòng 2 tháng nhà đầu tư đã lời gần 400.000đồng/chỉ tương đương 4.000.000đồng/lượng. chính điều này đã làm cho một lượng vốn lớn trên thị trường đổ xô vào kênh đầu tư hấp dẫn nhưng cũng đầy mạo hiểm này. Qua đó, làm cho các ngân hàng gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, và một hệ quả tất yếu là các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Chỉ trung tuần tháng 2-2008, nhiều ngân

hàng trên địa bàn TP Cần Thơ đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất, mức tăng khá mạnh, khoảng từ 0,12-0,6%/năm. Một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất lần thứ hai kể từ đầu năm đến nay. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) điều chỉnh tăng lãi suất đầu vào. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên đến 0,675%/tháng; kỳ hạn 3 tháng 0,78%/tháng, kỳ hạn 12 tháng 0,82%/tháng. Ngoài ra, Sacombank còn áp dụng lãi suất cộng thêm cho khách hàng gửi tiền từ 50 triệu đồng trở lên với mức cộng thêm từ 0,005-0,025%/tháng. Ngân hàng Nam Việt cũng điều chỉnh lãi suất tăng rất mạnh với lãi suất (có áp dụng bậc thang) kỳ hạn 3 tháng lên đến khoảng 0,821-0,825%/tháng; kỳ hạn 24-36 tháng lãi suất khoảng từ 0,87-0,9%/tháng. Đặc biệt, lãi suất kỳ hạn 60 tháng mức cao nhất lên đến 1%/tháng.

Ngân hàng Á Châu Cần Thơ cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền đồng Việt Nam tăng từ 0,36-0,6%/năm. Ngoài ra, khách hàng gửi tiền tiết kiệm từ 100 triệu đồng trở lên vẫn được áp dụng mức lãi suất thưởng hấp dẫn. Các ngân hàng: Kỹ thương, Sài Gòn Hà Nội (SHB)... cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền đồng Việt Nam. Trong đó, SHB tăng lãi suất kỳ hạn 6 tháng tại khu vực ĐBSCL lên đến 0,795%/tháng.

Tóm lại, cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng đã đẩy lãi suất cho vay tăng cao với mức tăng khoảng từ 0,6-2,4%/năm. Lãi suất cho vay tăng sẽ gây tác động tâm lý và hiệu ứng dây chuyền lên các sản phẩm khác. Bởi vì lãi suất cho vay cũng là một chi phí cấu thành giá thành sản phẩm nên lãi suất cho vay tăng sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng. Thêm vào đó, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu liên tục tăng trong khi giá bán sản phẩm khó có thể tăng kịp được. Tình trạng này đã gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng.

4.3.2. Môi trường chính trị - pháp luật

- Về chính trị: Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và chính quyền thành phố cũng như sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân, tình hình chính trị trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhìn chung là rất ổn định. Chính trị ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển trong đó có ngành ngân hàng vốn rất nhạy cãm với yếu tố này. Đây sẽ là một nền tảng cơ bản để ACB Cần Thơ có thể vạch ra những kế hoạch phát triển trong tương lai nhằm nâng cao vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

- Về pháp luật:

Các ngân hàng hoạt động theo luật các TCTD được ban hành vào năm 1997 (sửa đổi bổ sung vào năm 2004) và luật NHNN ban hành vào năm 1997(sửa đổi bổ sung vào năm 2003). Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo hoạt động của các ngân hàng theo đúng pháp luật và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng còn chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước. Vì vậy mà những chính sách mà ngân hàng nhà nước đưa ra có ãnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể như sau:

+ Để nâng cao hiệu quả tín dụng đặc biệt là trong công tác xữ lý nợ tại các ngân hàng, NHNN ban hành quyết định số 18 ban hành ngày 25/04/2007 về việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xữ lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Theo quyết định này thì việc phân loại nợ được thực hiện theo những tiêu chuẩn cụ thể và khắt khe hơn nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Qua đó làm cho các ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc cho vay đặc biệt là trong khâu thẩm định khách hàng, tránh tình trạng cho vay tràng lang chạy theo doanh số mà xem nhẹ chất lượng tín dụng.

+ Chỉ thị 03 được NHNN ban hành vào ngày 28/05/2007 về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán. Theo quyết định này thì dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán không được vượt qúa 3% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Đây là một điều chỉnh kịp thời của NHNN khi mà TTCK đang có những phiên điều chĩnh giảm, việc thu thập thông tin từ thị trường để đánh giá, quản trị rủi ro còn bất cập trong khi dư nợ của các ngân hàng trong lĩnh vực nay đang ở mức cao (có ngân hàng chiếm trên 15% tổng dư nợ), cho thấy tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao.

+ Trong thời gian gần đây do khan hiếm tiền đồng nên các ngân hàng thương mại đặc biệt là khối NHTMCP đã đồng loạt tăng lãi suất huy động, dẫn đến cuộc đua lãi suất của các ngân hàng ãnh hưởng không tốt đến sự phát triển của nền kinh tế. Đối phó với tình trạng này, NHNN đã có công điện 02 ban hành vào ngày 26/02/2008 về việc quy định điều chỉnh lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam ở mức hợp lý, phù hợp với nguyên tắc không để lãi suất âm nhưng không vượt quá 12%/năm nhằm chấm dứt tình trạng chuyển dịch tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại, gây xáo trộn thị trường tiền tệ..

-Về phía chính quyền địa phương:

Chính quyền thành phố luôn quan tâm đến việc cải thiện các thủ tục hành chính, thành phố xác định năm qua là năm nâng cao chất lượng cải cách hành chính nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ “lấy cải cách hành chính làm trọng tâm”; thành phố đã tích cực xem xét, rà soát lại những thủ tục không cần thiết để tạo những điều kiện tốt nhất cho người dân trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính. Cụ thể:

+ Ban hành quy định về chế độ công khai thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước.Trong đó nêu rõ các loại giấy tờ cho từng loại công việc, biểu mẫu, quy trình giải quyết, thời gian giải quyết, phí và lệ phí; tên và số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người có thẩm quyền giải quyết vướng mắc.

+ Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, tăng cường kỹ năng hành chính, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, người giải quyết công việc và cơ sở vật chất cho bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả”.

+ Đối với các hộ kinh doanh, việc đăng ký kinh doanh được tạo điều kiện hết sức thuận lợi. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình chỉ cần gửi đơn đăng ký kinh doanh đến các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận (huyện) nơi đặt trụ sở kinh doanh. Khi nhận đầy đủ hồ sơ và kiểm tra hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận (huyện) sẽ cấp giấy phép kinh doanh trong vòng 5 ngày.

+ Việc công chứng các giấy tờ liên quan đến nhà đất, giấy phép kinh doanh và các giấy tờ hành chính khác cũng được tiến hành thuận lợi hơn.

Tóm lại, trong thời qua dưới sự quan tâm sát sao của NHNN, pháp luật về ngân hàng ngày càng hoàn thiện và các thủ tục hành chính tại địa phương ngày càng được cải thiện sẽ là cơ hội cho ACB Cần Thơ phát triển trong tương lai.

4.3.3. Môi trường dân số - văn hóa xã hội - Dân số. - Dân số.

Dân số ĐBSCL hiện nay khoảng 17.892.000 người chiếm 22% dân số cả nước. Tại thành phố Cần Thơ hiện tại có 1.141.653 người, trong đó dân cư thành thị là 584.562 người, chiếm 51,20% và dân cư nông thôn là 557.127 người, chiếm 48,80%. Mật độ dân số 811 người/km2.Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.122 USD tăng 14,5% so với năm 2006. (Nguồn:Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ).

Dân số đông cộng thêm thu nhập người dân gia tăng nên Cần Thơ được xem là một thị trường tiềm năng để các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động qua đó tăng cường cung cấp các sản phẩm dịch vụ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 60 - 64)