Nguồn: Phòng kế toán Công ty
Phân công lao động trong phòng kế toán được thực hiện như sau:
* Kế toán trưởng: Là người quản lý, chỉ đạo chung tất cả các nhánh kế toán về mặt nghiệp vụ từ việc chi chép chứng từ đến việc sử dụng sổ sách kế toán do Bộ, Nhà nước ban hành, quy định mối quan hệ phân công hợp tác trong bộ máy kế toán, kiểm tra tình hình biến động các loại vật tư, tài sản, theo dõi các khoản chi phí, thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư, huy động vốn. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước giám đốc về quản lý tài chính và thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê.
* Kế toán tổng hợp: Ngoài việc theo dõi, ghi chép phản ánh đầy đủ, trung thực tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu chính và tình hình tăng, giảm hiện trạng sử dụng TSCĐ trong Công ty. Kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ rất quan trọng là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, chẳng hạn như tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định; định kỳ tập hợp đầy đủ, chính xác các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Kế toán trưởngKế toán Kế toán tổng hợp, TSCĐ, NVL chính, tính giá thành sản phẩm Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Kế toán tiền lương và BHXH
Thống kê nhà máy, phân xưởngKế toán Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm kiêm thủ quỹ
trong kỳ, phân bổ chi phí hợp lý cho từng đối tượng sử dụng, vào số kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp mà Công ty áp dụng.
* Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Theo dõi và ghi sổ kế toán tình hình nhập - xuất - tồn thành phẩm, công nợ phải thu khách hàng và thuế giá trị gia tăng đầu ra, báo cáo và cung cấp số liệu cho kế toán trưởng và ban lãnh đạo Công ty về phần hành công việc của mình. Ngoài ra, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm còn kiêm thủ quỹ, có trách nhiệm quản lý tiền của doanh nghiệp, ghi chép, thực hiện các công việc thu chi và chỉ được thu chi tền mặt khi có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ ký của giám đốc cùng kế toán trưởng của Công ty.
* Kế toán thanh toán: Theo dõi và hạch toán việc thu chi, số dư tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng; theo dõi và hạch toán tình hình vay nợ Ngân hàng; quyết toán các khoản thuế phải nộp.
* Kế toán vật tư: Theo dõi và hạch toán lượng vật tư nhâp - xuất - tồn hàng ngày ở các kho vật tư phục vụ sản xuất và sửa chữa (trừ nguyên vật liệu chính); theo dõi công nợ các nhà cung cấp vật tư, báo cáo kế toán trưởng để có kế hoạch thanh toán công nợ, hỗ trọ kế toán tổng hợp trong việc theo dõi và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Kế toán tiền lương và BHXH: Tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian và kết quả lao động. Tính ra lương, thưởng và các khoản trích theo lương của người lao động, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp tính và hạch toán các khoản về chi phí nhân công; theo dõi các khoản tạm ứng, tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên Công ty.
* Thống kê nhà máy, phân xưởng: Có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ các biến động về vật tư của nhà máy và tập hợp các chứng từ phát sinh, có nghĩa vụ gửi lên cho phòng kế toán vào cuối tuần, cuối tháng.
2.1.4.2. Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam
* Chính sách, chế độ kế toán Công ty áp dụng:
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các văn bản pháp lý khác có liên quan.
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
- Báo cáo tài chính được lập với đơn vị tính là VNĐ, theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam.
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành các khoản tiền xác định và ít có rủi ro liên quan đến việc chuyển đổi thành tiền.
- Công ty được phép trích lập dự phòng cho phần giá trị bị tổn thất của các khoản phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể khó thu hồi do khách nợ mất khả năng thanh toán.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
+ Về nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho thì hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc cộng (+) với các khoản chi phí thu mua, các khoản thuế không được hoàn lại.
+ Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho là theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐ hữu hình được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn luỹ kế. Phương pháp khấu hao được áp dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá từ các nghiệp vụ này được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Ghi nhận doanh thu và chi phí: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh, có liên quan đến việc hình thành doanh thu trong năm được tập hợp theo thực tế và ước tính đúng kỳ kế toán.
- Thuế và các khoản thanh toán Ngân sách: Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế GTGT đầu ra của sản phẩm que hàn là 10%. Theo Giấy phép đầu tư số 24/GPĐT-KCN-BN do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Bắc Ninh cấp ngày 04/07/2002, thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty là 15%, Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm đầu tiên kể từ khi hoạt động kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 07 năm tiếp theo.
* Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán:
Dựa trên cơ sở các mẫu chứng từ theo Quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và phần mềm kế toán SAS-INOVA 6.0 do công ty phần mềm SIS Việt Nam cung cấp. Cụ thể hệ thống chứng từ được sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm:
- Các chứng từ liên quan đến TSCĐ như: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, hoá đơn giá trị gia tăng của nhà cung cấp…
- Các chứng từ liên quan đến lao động, tiền lương như: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH…
- Các chứng từ liên quan đến tiêu thụ thành phẩm như: phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho…
* Tình hình vận dụng chế độ tài khoản kế toán:
Hiện tại Công ty đang áp dụng chế độ tài khoản theo Quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ban hành ngày 20/03/2006. Như vậy, hệ thống TK của Công ty cũng được chia thành 10 loại, trong đó:
- Các TK thuộc bảng cân đối kế toán có 4 loại: + Loại 1:các TK phản ánh tài sản ngắn hạn + Loại 2: các TK phản ánh tài sản dài hạn + Loại 3: các TK phản ánh nợ phải trả
+ Loại 4: các TK phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu - Các TK thuộc báo cáo kết quả kinh doanh có 5 loại: + Loại 5: các TK phản ánh doanh thu
+ Loại 6: các TK phản ánh chi phí + Loại 7: TK phản ánh thu nhập khác + Loại 8: các TK phản ánh chi phí khác + Loại 9: TK xác định kết quả
- Các TK ngoài bảng cân đối kế toán: loại 0
Nhiều tài khoản được Công ty chi tiết rất cụ thể thành các tài khoản cấp 2, cấp 3. Đặc biệt là các tài khoản liên quan đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành như TK phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh (TK loại 6), chẳng hạn TK 621 được chi tiết theo từng NVL cụ thể. Cách chi tiết như vậy rất thuận tiện cho việc tập hợp và theo dõi các đối tượng chi phí.
Với đặc thù là một doanh ngiệp sản xuất, hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên nên không sử dụng các TK 611, 623, 631.
* Tình hình vận dụng chế độ sổ kế toán:
Hiện nay Công ty tổ chức hạch toán và ghi chép theo hình thức Nhật ký chung.
Để hỗ trợ cho công tác kế toán tại Công ty, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán SAS- INOVA 6.0 do công ty phần mềm SIS Việt Nam cung cấp. Với những tính năng của phần mềm này, công việc kế toán trở nên đơn giản, chính xác hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Công ty.