Các báo cáo kế toán
2.2.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam
TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam
2.2.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tạiCông ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam
2.2.1.1. Đặc điểm, phân loại chi phí sản xuất và tình hình quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam
* Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất
Là một doanh nghiệp sản xuất nên chi phí sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Công ty. Do tính chất quan trọng như vậy của chi phí sản xuất và nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý và công tác kế toán mà kế toán Công ty đã chia chi phí sản xuất thành các yếu tố dựa vào nội dung kinh tế:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu như chi phí về lõi thép, bột que hàn…
- Chi phí nhiên liệu, động lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong kỳ như chi phí về dầu diezen.
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương - Chi phí các khoản trích theo lương
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí về bảo hộ lao động, chi phí tiền điện sản xuất, tiền thuê đất đai nhà xưởng…
- Các chi phí khác bằng tiền
Tuy nhiên, với mục đích góp phần thuận lợi hơn cho công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty, kế toán tiến hành phân chia chi phí sản xuất theo các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm (phân chia theo công dụng kinh tế):
- Chi phí NVL trực tiếp: là toàn bộ NVL chính thực tế cấu thành nên sản phẩm gồm: lõi thép, bột que hàn, silicate...
- Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương chính, các khoản phụ cấp có tính chất lương như lương theo cương vị, tiền ăn ca…và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như KPCĐ, BHYT, BHXH.
- Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ các chi phí trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi loại trừ đi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…
* Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty
Tại Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam, các nghiệp vụ có liên quan đến khâu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm diễn ra thường xuyên với khối lượng lớn, đòi hỏi phải có sự phối hợp thống nhất giữa các phòng ban để quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Trong cơ chế thị trường hiện nay, toàn bộ các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá cả. Để giảm được sự ảnh hưởng trên một cách tối đa, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và ổn định sản xuất, các Công ty đều phải đề ra một chính sách giá cho phù hợp. Đối với Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam, chính sách giá cả được xây dựng dựa trên cơ sở giá thành và những biến động của thị trường tuỳ từng thời điểm khác nhau.
Nhận thức được điều này, Công ty đã xây dựng dự toán về chi phí sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chi phí thực tế phát sinh đồng thời cũng tạo thuận lợi cho các đối tác đang muốn ký hợp đồng với Công ty, giúp họ chủ động trong kinh doanh.
Cụ thể: Đối với chi phí NVL trực tiếp: Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương thực hiện tính định mức chi phí của NVL trực tiếp đưa vào sản xuất. Toàn bộ chi phí tiêu hao NVL trực tiếp phải phù hợp với định mức mà Công ty đã đề ra, chẳng hạn như: Lõi thép tiêu hao từ 0,69 - 0,72/1 tấn que hàn, bột hàn tổng hợp tiêu hao từ 0,28 - 0,31/1 tấn que
hàn. Nếu mức tiêu hao NVL chính mà vượt định mức quy định thì phòng kế toán sẽ xem xét lại ở bộ phận xuất kho và phòng sản xuất để tìm nguyên nhân rồi điều chỉnh lại. Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Lương của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Về hình thức quản lý chi phí sản xuất: Công ty thực hiện quản lý chi phí sản xuất bằng việc đưa ra kế hoạch sản xuất, dựa vào đó, các nhà quản lý của Công ty có thể thấy được số lượng sản phẩm hoàn thành đã phù hợp với kế hoạch chưa, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành, để từ đó có biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, để thuận lợi cho công tác quản lý chi phí và giá thành, Công ty đã phân giá thành thành 2 loại sau:
+ Giá thành sản xuất là các hao phí để tạo nên sản phẩm, bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
+ Giá thành toàn bộ là giá thành trong đó bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã được tiêu thụ.
2.2.1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất của Công ty TNHH sản