Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại (Trang 80 - 83)

X Sản lượng đã quy đổ

cho que hàn J421-2

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:

* Thứ nhất, về bộ máy kế toán

Mặc dù đã có sự phân công công việc đối với từng phần hành kế toán tuy nhiên nhiều khi việc phân tách trách nhiệm giữa các nhân viên kế toán còn chưa rõ ràng, dẫn đến sự trùng lặp công việc. Có nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán chẳng hạn như kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm lại kiêm thủ quỹ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập khi hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành công việc, chất lượng công việc và tính chính xác, kịp thời của thông tin kế toán. Đặc biệt, trong thời gian tới, khi quy mô sản xuất được mở rộng kèm theo khối lượng công tác kế toán nhiều thì bộ máy kế toán được tổ chức như hiện nay sẽ không phù hợp.

Công ty chưa phân tách được chức năng tài chính trong phòng kế toán. Chức năng tài chính chủ yếu do kế toán trưởng thực hiện còn các kế toán viên chỉ thực hiện công tác kế toán đơn thuần.

Bên cạnh đó, bộ máy kế toán của Công ty hiện nay vẫn chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ do đó ban quản lý của Công ty rất khó kiểm soát công tác kế toán trong thời gian dài để có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của Công ty.

* Thứ hai, về tình hình vận dụng chế độ kế toán - Về tổ chức vận dụng chứng từ

Các chứng từ sử dụng trong việc hạch toán vẫn còn thiếu dẫn đến sự thiếu sót về mặt chứng từ trong hồ sơ thanh lý, nhất là khi có sự kiểm soát của cơ quan cấp trên. Nhiều chứng từ còn chưa theo đúng quy định. Một số phiếu thu, phiếu chi thiếu chữ ký của kế toán trưởng, người nhận tiền… Hiện nay, Công ty chỉ sử dụng bảng trích lương mà không sử dụng mẫu bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương như chế độ quy định, gây khó khăn cho việc tổng hợp thông tin.

* Thứ ba, đối với chi phí NVL trực tiếp

Trong thực tế hoạt động thường phát sinh các loại phế liệu của quá trình sản xuất, tuy nhiên Công ty hiện nay còn chưa có các quy định cụ thể về thu hồi các loại phế liệu từ sản xuất và chưa chú trọng đến việc hạch toán các khoản phế liệu thu hồi. Khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán không trừ đi phần giá trị phế liệu thu hồi, phế liệu thu hồi của Công ty chủ yếu là thép phế liệu, do vậy mà việc tính giá thành sản phẩm không được chính xác, cụ thể, việc tiêu hao nguyên vật liệu vẫn lớn. Nguyên liệu để sản xuất que hàn chủ yếu được Công ty nhập khẩu từ

Trung Quốc nên giá thành cũng khá cao do phải chịu nhiều chi phí khác như thuế nhập khẩu, vận chuyển…

* Thứ tư, đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Lương nhân công trực tiếp sản xuất của người Trung Quốc chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng quỹ lương của nhân công trực tiếp. Điều đó làm tăng chi phí nhân công trực tiếp và tăng giá thành sản phẩm. Thời gian thanh toán lương cho công nhân viên chưa hợp lý, cụ thể, việc thanh toán lương cho công nhân viên một lần vào ngày cuối tháng có thể không đảm bảo giải quyết nhu cầu sinh hoạt cho công nhân viên. Ngoài ra, việc nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm ở các kỳ không đều nhau nhưng kế toán công ty lại không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép. Điều này dễ làm cho giá thành sản phẩm có sự biến động và không hợp lý.

* Thứ năm đối với kế toán chi phí sản xuất chung

- Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp này tuy đơn giản song sẽ không phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong thời gian sử dụng TSCĐ do Công ty chưa biết cách kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp khấu hao TSCĐ cho phù hợp với từng loại TSCĐ của Công ty. Trong công thức tính khấu hao, Công ty không trừ đi giá trị thu hồi ước tính vào giá trị tính khấu hao. Do vậy nhiều TSCĐ đã khấu hao hết và giá trị còn lại bằng không nhưng vẫn chưa được thanh lý, nhượng bán sẽ gây ra ứ đọng vốn. Nhìn chung, việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ đã hết khấu hao, hỏng hóc hoặc không phù hợp với sản xuất của Công ty cũng chưa được tích cực.

- Dù đã lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất nhưng việc sử dụng dây chuyền 2 vẫn còn hạn chế (chỉ dùng để sản xuất sản phẩm que hàn J 421-2.5. Trong khi đó, một tháng Công ty chỉ sản xuất sản phẩm này trong vòng 15 ngày mà khi tính khấu hao Công ty vẫn tiến hành tính cả tháng. Điều đó đã làm tăng chi phí khấu hao TSCĐ, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.

- Bên cạnh đó, một số công cụ, dụng cụ nhỏ ca trước sử dụng để sản xuất sản phẩm sau khi hết ca đã không làm thủ tục bàn giao cho ca sau. Điều này gây ra sự lãng phí rất lớn vì khi tiến hành sản xuất ca sau lại phải làm thủ tục xin lĩnh mới công cụ dụng cụ.

* Thứ sáu, tuy Công ty bỏ qua khâu xác định giá trị sản phẩm dở dang sẽ làm giảm bớt công việc của kế toán nhưng lại làm tăng giá thành công xưởng của sản phẩm. Mặc dù lượng tăng này không đáng kể nhưng cũng gây ra ảnh hưởng đến việc định giá bán và ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa sản phẩm của Công ty với sản phẩm cùng loại khác trên thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w