Thước đo bộ ba bất khả thi

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi và thực trạng tại Việt Nam (Trang 25 - 27)

2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ ĐO

2.1.1Thước đo bộ ba bất khả thi

2.1.1.1 Độc lập tiền tệ (MI)

Độc lập tiền tệ được đo lường bằng hàm đảo nghịch của mức tương quan hàng năm của lãi suất hàng tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở2.

Trong đó: i là quốc gia sở tại, j là quốc gia cơ sở. MI có giá trị lớn nhất là 1 và nhỏ nhất là 0, càng tiến về 1 có nghĩa là chính sách tiền tệ càng độc lập hơn3 4.

2.1.1.2 Ổn định tỷ giá (ERS)

Mức ổn định tỷ giá chính là độ lệch chuẩn của tỷ giá được tính theo năm dựa trên dữ liệu tỷ giá mỗi tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở. Độ ổn định tỷ giá nằm giữa giá trị 1 và 0, càng tiến về 1 tỷ giá càng ổn định so với quốc gia cơ sở.

Nếu chỉ đơn thuần áp dụng công thức này thì chỉ số đo lường độ ổn định tỷ giá có xu hướng rất nhỏ. Điều này có nghĩa là nó sẽ phóng đại mức độ linh hoạt của tỷ giá, đặc

2 Dữ liệu được lấy từ Thống kế tài chính quốc tế của IMF (60B...ZF…). Đối với những quốc gia mà lãi suất thị trường không có hoặc rất hạn chế thì dữ liệu sẽ được bổ sung từ Hãng tài chính Bloomberg theo từng quý (60…ZF…) và lãi suất tiền gửi từ ISF (60L..ZF...)

3 Chỉ số được làm tròn bắng cách áp dụng trung bình trượt 3 năm bao gồm năm trước, năm hiện tại và năm kế tiếp (t – 1, t, t+1) của quan sát.

4 Chúng tôi lưu ý một điều quan trọng về chỉ số này. Đối với một số nước và ở một số năm, lãi suất được dùng để tính chỉ số MI thường không đổi làm cho mức tương quan hàng năm của lãi suất giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở (corr(ii, ij)) không xác định được. Trường hợp này chúng tôi xem (corr(ii, ij)) = 0, do đó chỉ số MI bằng 0.5. Chúng ta có thể nghĩ rằng chính sách lãi suất cố định là một dấu hiệu của độc lập tiền tệ. Tuy nhiên, có khả năng là quốc gia sở tại sử dụng những công cụ khác để thực thi chính sách tiền tệ thay vì sử dụng công cụ lãi suất (ví dụ như sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc áp chế tài chính). Việc này cũng gây khó khăn cho chúng tôi trong việc đo lường MI. Vì thế, chúng tôi không thể thống kê một cách chính xác và đầy đủ các dữ liệu để tính toán chỉ số MI. Do đó, trong trường hợp này, xem MI có giá trị là 0.5 là hợp lý.

Page 26 of 111

biệt là khi tỷ giá dao động trong một biên độ hẹp nhưng lại không được định giá lại thường xuyên5. Do đó, chúng tôi áp dụng một ngưỡng giá trị cho tỷ giá. Đó là nếu mức độ dao động hàng tháng của tỷ giá hối đoái trong biên độ +/-0.33% thì tỷ giá được xem là cố định và ERS=1.

2.1.1.3 Hội nhập tài chính (KAOPEN)

Trong các chỉ số đo lường bộ ba bất khả thi, khó nhất là đo lường mức độ hội nhập tài chính6. Mặc dù có nhiều phương pháp nhưng nhìn chung không có phương pháp nào phản ánh hết những phức tạp của kiểm soát vốn trong thực tế. Chinn và Ito (2006, 2008) đưa ra đề xuất sử dụng độ mở tài khoản vốn KAOPEN để đo lường mức độ hội nhập tài chính dựa trên thông tin báo cáo hàng năm về cơ chế tỷ giá và những hạn chế ngoại hối do IMF phát hành (AREAER). KAOPEN là thước đo được chuẩn hóa đầu tiên thể hiện cơ chế đa tỷ giá7. Một quốc gia với chính sách đa tỷ giá cũng đồng nghĩa với việc đang thực hiện những biện pháp kiểm soát vốn. Khác với chỉ số độ mở tài khoản vốn trên thực tế do Lane và Milesi-Ferretti (2006) đề xuất, KAOPEN cho biết độ mở tài khoản vốn trên pháp lý dựa trên các báo cáo của chính phủ cho IMF, WB. Tuy nhiên vì chỉ số trên thực tế dễ bị các nhân tố vĩ mô khác tác động cho nên chúng tôi đã quyết định sử dụng chỉ số trên pháp lý để nghiên cứu những mục tiêu chính sách của các nước8

.

KAOPEN cũng biến thiên trong khoảng 0 và 1. Giá trị càng cao cho thấy mức độ hội nhập tài chính càng sâu sắc. Chúng tôi sử dụng dữ liệu của 181 quốc gia (không bao gồm Mỹ) trong suốt giai đoạn 1970-20069.

5 Trong trường hợp này, mức thay đổi trung bình hàng tháng của tỷ giá hối đoái sẽ bé đến mức mà những thay đổi nhỏ trong tỷ giá có thể làm cho độ lệch chuẩn lớn và do đó ERS có giá trị nhỏ.

6

Xem Chinn và Ito (2008), Edison và Warnock (2001), Edwards (2001), Edison (2002), và Kose (2006) để thảo luận và so sánh các biện pháp đo lường khác nhau.

7 Chỉ số này được mô tả chi tiết hơn trong Chinn và Ito (2008).

8 Thước đo độ mở tài khoản vốn trên pháp lý cũng có những mặt hạn chế nhất định. Theo Edwards (1999), trường hợp thường thấy là khu vực tư nhân phá vỡ những hạn chế trên tài khoản vốn, làm vô hiệu hóa tác dụng của những biện pháp kiểm soát vốn. Hơn nữa, những biến số của IMF mang tính tổng hợp, không thể phản ánh được hết từng chi tiết của những biện pháp kiểm soát vốn trên thực tế như là hướng của dòng vốn (dòng vào hay dòng ra) cũng như các loại giao dịch tài chính mục tiêu.

9

Bộ dữ liệu ban đầu bao gồm 181 quốc gia, nhưng dữ liệu có sẵn của ba chỉ số không đồng đều nhau. Dữ liệu về chỉ số MI có sẵn cho 172 quốc gia, chỉ số ERS là 182 quốc gia và KAOPEN là 178 quốc gia. Dữ liệu về hai chỉ số MI và ERS bắt đầu từ năm 1960 trong khi KAOPEN vào năm 1970 (tham khảo phần phụ lục).

Page 27 of 111

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi và thực trạng tại Việt Nam (Trang 25 - 27)