Dữ trữ ngoại hối ở Việt Nam liệu có thể gây ảnh hưởng lên bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi và thực trạng tại Việt Nam (Trang 97 - 99)

2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ ĐO

4.1.3 Dữ trữ ngoại hối ở Việt Nam liệu có thể gây ảnh hưởng lên bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

là khá hiệu quả. Tuy nhiên việc lựa chọn hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ cũng đưa những hiệu quả nhất định và điều này càng nên được xem xét kỹ càng trong điều kiện mục tiêu kiềm chế lạm phát đang được nhà nước ta lựa chọn làm mục tiêu cơ bản hàng đầu như hiện nay. Nếu quan sát thêm hình 28b sẽ cho ra một ý tưởng khá hay nhưng không mới. Có vẻ Việt Nam chưa thực sự giống với thể giới, thậm chí là ngược lại với thế giới.

4.1.3 Dữ trữ ngoại hối ở Việt Nam liệu có thể gây ảnh hưởng lên bộ ba bất khả thi ở Việt Nam Nam

Một yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng giải quyết bộ ba bất khả thi là dự trữ ngoại hối35. Với một lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ, Trung Quốc có vẻ đã “thành công với bộ ba bất khả thi”. Nhận xét thành công hay chưa là một câu hỏi quá lớn, tuy nhiên thực tế thì Trung Quốc có thể vừa hội nhập tài chính, vừa giữ độc lập tiền tệ nhưng tỷ giá của Trung Quốc lại không biến động nhiều vì lượng dữ trữ ngoại hối có thể được tung ra để bình ổn tỷ giá. Trong phần tiếp theo, chúng tôi trình bày cơ bản về tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong mối quan hệ đối chiếu với Trung Quốc nhằm đưa đặt ra vấn đề liệu Việt Nam có thể dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp vào bộ ba bất khả thi được hay không?

Bảng 15: Dữ trữ ngoại hối Việt Nam và Trung Quốc qua các thời kỳ 1976 - 1980 1981 - 1985 1986 – 1990 1991 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2009 Trung Quốc 0.60% 4.09% 3.89% 5.16% 10.09% 17.91% 27.38% Việt Nam . . . 4.29% 6.66% 10.11% 16.17% Chênh lệch . . . 2.39% 3.43% 7.79% 11.21%

Page 98 of 111

Nguồn: IMF, dữ liệu Việt Nam từ năm 1995, Trung Quốc từ năm 1978

Bảng 15 cho thấy dữ trữ ngoại hối của Việt Nam và Trung Quốc đều tăng theo thời gian ( xét theo trung bình khoảng 5 năm), mặc dù Trung Quốc có giai đoạn giảm dữ trữ vao thập niên 80, nhưng đó chỉ là thời điểm Trung Quốc mới bắt đầu đổi mới. Tuy nhiên, mức độ dự trữ ngoại hối của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc rất nhiều. Ngay trong tỷ lệ tương đối cũng phản ánh điều đó: mức 16.17% trong giai đoạn 2001 – 2005 mà Việt Nam đạt được vẫn chưa bằng những gì mà Trung Quốc đã làm được cách đó 5 năm. Đó là những so sánh dựa trên con số tương đối, nếu xét bằng giá trị thực thì khoảng cách này thực rất xa. Một điều khác cần quan tâm là khoảng cách này không có dấu hiệu giảm mà ngược lại còn tăng nhanh, nếu nửa đầu thập niên 90 dự trữ ngoại hối Việt Nam thấp hơn Trung Quốc 2.39% thì 15 năm sau, khoảng cách này đã là 12.21%.

Tỷ lệ dữ trữ của Trung Quốc thường tăng nhanh chóng qua các sự kiện kinh tế như khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 – 1998 hay khi Trung Quốc gia nhập WTO, kiểm định thống kê đã chứng minh điều đó. Những tính toán thống kê cũng đưa ra kết quả tương tự cho Việt Nam.

Bảng 16: Kiểm định sự thay đổi đáng kể dữ trữ ngoại hối qua các sự kiện lớn

1999 - 2000 2002 - 2009 1999 - 2005 2007 - 2009 Trung Quốc Trung bình 10.63% 23.25% 15.83% 28.19% Chênh lệch 06.64% 12.62% 12.36% F-statistics 15.6112 9.6217 14.84285 P-Value 0.0009*** 0.0146** 0.004859*** Việt Nam Trung bình 8.56% 13.26% 9.67% 16.67% Chênh lệch 4.15% 4.70% 7.00% F-statistics 129.2116 2.2820 14.23395 P-Value 0.0015*** 0.1693 0.005444***

Tóm lại, vấn đề dữ trữ ngoại hối ở Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên lại có một điểm khác biệt quan trọng, đó là quy mô. Trung Quốc đã dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp thành công vào bộ ba bất khả thi, nhưng Việt Nam có vẻ

Page 99 of 111

chưa sẵn sàng cho điều này, và nguyên nhân có lẽ là do sự khác biệt quan trong đã nêu ở trên.

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi và thực trạng tại Việt Nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)