Dự trữ ngoại hối và mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi và thực trạng tại Việt Nam (Trang 52 - 53)

2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ ĐO

2.4 Dự trữ ngoại hối và mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi

chịu biến động về lạm phát nhiều hơn khi lựa chọn hội nhập tài chính cùng cơ chế tỷ giá ổn định cao (ERS_KAOPEN) trong khi đánh mất độc lập tiền tệ. Các nước xuất khẩu hàng hóa, chỉ số MI_KAOPEN lớn tương đương với cơ chế thả nổi tỷ giá sẽ làm giảm biến động lạm phát.

Tỷ lệ lạm phát trung hạn: một nền tài chính đóng cửa (MI_ERS) sẽ có tỷ lệ lạm phát thấp, điều này xảy ra ở các nước đang phát triển và nước xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên việc mở cửa tài chính kết hợp với cơ chế tỷ giá cố định (ERS_KAOPEN) cũng có khả năng giảm lạm phát. Kết quả này có thể là đáng thất vọng với các nhà điều hành chính sách tiền tệ bởi vì nó thể hiện rằng, để thực thi chính sách chóng lạm phát đồng nghĩa với việc phải nhường quyền xây dựng chính sách tiền tệ cho một quốc gia khác thông qua mở cửa thị trường tài chính.

2.4. Dự trữ ngoại hối và mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi: mới nổi:

Trong quá trình tiến hóa của lý thuyết bộ ba bất khả thi, có nhiều nhân tố vĩ mô đã được đưa thêm vào để gia tăng khả năng giải thích tác động của lý thuyết bộ ba bất khả thi đến hiệu quả vĩ mô. Các nhân tố này giống hay khác nhau tùy thuộc vào lịch sử kinh

Page 53 of 111

tế - tài chính, điều kiện kinh tế hiện tại và xu hướng của nền kinh tế tài chính toàn cầu. Không nằm ngoài xu hướng đó để gia tăng mức độ giải thích của bộ ba bất khả thi sau khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 – 1988, nhóm tác giả Aizanmen, Chinn và Ito đã đưa nhân tố dự trữ ngoại hối vào trong việc giải thích sự lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi của chính phủ các quốc gia đang phát triển – sự hình thành của mẫu hình trung gian trong thời gian gần đây. Đó chính là mẫu hình kim cương mà tác giả đã nhắc đến trong bài nghiên cứu vào năm 2008. Điều đó không khỏi làm cho người đọc bài nghiên cứu không khỏi nghi ngờ về cơ sở lý thuyết lẫn thực tiễn và cả tính bền vững của mẫu hình trung gian bằng cách gia tăng dự trữ ngoại hối. Để làm rõ vấn đề trên trong phần này nhóm nghiên cứu sẽ tập trung và 3 vấn đề: một là, tính lịch sử của việc gia tăng dự trữ ngoại hối và mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi ở các quốc gia đang phát triển; hai là, vai trò của dự trữ ngoại hối trong việc lựa chọn bộ ba bất khả thi đối với nền kinh tế mở; cuối cùng, là phân tích chi phí và lợi ích của việc nắm giữ dự trữ ngoại hối nhằm đánh giá sơ bộ độ bền của mẫu hình kim cương.

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi và thực trạng tại Việt Nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)