Sự phát triển của các chỉ số bộ ba bất khả thi theo thời gian

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi và thực trạng tại Việt Nam (Trang 27 - 30)

2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ ĐO

2.1.2Sự phát triển của các chỉ số bộ ba bất khả thi theo thời gian

Hình 7, thể hiện sự phát triển các chỉ số của bộ ba bất khả thi theo thời gian. Mỗi đồ thị biểu diễn giá trị trung bình tổng thể của mỗi chỉ số bộ ba bất khả thi và giá trị trung bình cộng trừ với độ lệch chuẩn của nó. Có một sự khác biệt nổi bật giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển, cũng như giữa các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế không phải là thị trường mới nổi.

So sánh giữa nhóm IDC và LDC

Hình 7a: So sánh sự phát triển của các chỉ số bộ ba bất khả thi theo thời gian giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển.

Nguồn: Aizenman, Chinn, Ito (2008), Figure 5a.

Đồ thị đầu tiên trong hình 7a cho thấy, từ năm 1970-80, mức độ độc lập tiền tệ ở hai nhóm quốc gia khá gần nhau. Tuy nhiên đến đầu những năm 90, chỉ số MI ở nhóm quốc gia IDC đã giảm đi đáng kể. Điều này phản ánh nỗ lực của các nước thành viên khu vực tiền tệ chung Euro10. Sau sự sụp đổ hệ thống Bretton Woods, đồng tiền của các nước công nghiệp hóa trong hệ thống đều tự do thả nổi11, đường biểu diễn ERS của nhóm nước này giảm liên tục. Đến đầu những năm 80, tỷ giá trở nên ổn định hơn cụ thể chỉ số ERS không ngừng gia tăng mặc dù có một vài sự biến động do khủng hoảng EMS12 (1992-93).

10

Khi chúng tôi tách những quốc gia sử dụng đồng euro ra khỏi nhóm các nước công nghiệp hóa thì khoảng cách của mức độ độc lập tiền tệ của nhóm nước này so với giá trị trung bình trở nên ít rõ ràng hơn mặc dù những nước không sử dụng đồng Euro có xu hướng giảm mức độ độc lập tiền tệ.

11 Năm 1973, hệ thống Bretton Woods sụp đỗ, chế độ bản vị USD hoàn toàn phá sản, Mỹ tuyên bố phá giá USD 7.89% năm 1971 và phá giá thêm 10% năm 1973 khiến cho đồng tiền các nước trong hệ thống đều tự do thả nổi. 12 Chỉ số ERS của các nước công nghiệp hóa không sử dụng đồng euro liên tục dao động xung quanh giá trị 0.4 trong suốt thời kỳ quan sát sau khi có một sự sụt giảm nhanh chóng vào đầu những năm 1970.

Page 28 of 111

Ngược lại, các nước LDC vẫn kiên trì theo đuổi cơ chế tỷ giá cố định, điều này dường như thể hiện rằng “họ sợ thả nổi tỷ giá”. Nhìn vào đồ thị thứ 3, chúng tôi không mấy ngạc nhiên khi chỉ số hội nhập tài chính của nhóm nước IDC liên tục gia tăng đặc biệt giữa thập niên 90 có một sự tăng tốc đột biến về độ mở cửa tài chính. Trong khi đó, các nước LDC tuy cũng bắt đầu theo đuổi mục tiêu này nhưng nhìn chung còn khá khác biệt so với nhóm nước công nghiệp hóa.

So sánh giữa nhóm EMG và Non-EMG

Hình 7b: So sánh sự phát triển của các chỉ số bộ ba bất khả thi theo thời gian giữa các nước thị trường mới nổi và các nước đang phát triển không phải thị trường mới nổi.

Nguồn: Aizenman, Chinn, Ito (2008), Figure 5b.

Trong khi các nước Non-EMG vẫn duy trì tương đối mức độ độc lập tiền tệ thì các nước EMG trở nên ít độc lập hơn. Xét về mức ổn định tỷ giá, sau những năm 80 các nước EMG có xu hướng để tỷ giá linh hoạt trong khi Non-EMG vẫn kiên trì với chính sách tỷ giá ổn định ở mức cao. Đồng thời nhóm nước EMG cũng có mức độ hội nhập tài chính sâu hơn.

Tổng hợp xu hướng phát triển của bộ ba bất khả thi ở từng nhóm quốc gia

Page 29 of 111

Nguồn: Aizenman, Chinn, Ito (2008), Figure 6a.

Nhìn chung, đối với nhóm nước công nghiệp phát triển IDC, mức độ mở cửa tài chính gia tăng đột biến từ những năm 90 cùng với sự lựa chọn cơ chế tỷ giá ổn định đã làm suy giảm nghiêm trọng tính tự chủ về tiền tệ, điều này phản ánh sự ra đời của đồng Euro vào năm 199913.

Hình 8b: Mẫu hình bộ ba bất khả thi ở các nước đang phát triển.

Nguồn: Aizenman, Chinn, Ito (2008), Figure 6b, 6c.

13 Nếu tách các nước sử dụng đồng euro ra khỏi nhóm nước công nghiệp hóa thì mức độ hội nhập tài chính của nhóm nước này cũng tiến triển tương tự như khi chưa tách, nhưng chỉ số ổn định tỷ giá lại dao động xung quanh đường biểu diển chỉ số độc lập tiền tệ mặc dù sau đầu thập niên 90 tỷ giá ổn định ở mức cao hơn. Sau cuối thập niên 90, đường biểu diễn ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ hơi tách nhau ra.

Page 30 of 111

Nhìn vào nhóm nước mới nổi EMG, ta thấy các nước này không chỉ khác biệt so với nhóm nước công nghiệp phát triển IDC mà còn khác biệt so với nhóm nước đang phát triển không phải thị trường mới nổi Non-EMG. Mặc dù có những thay đổi trong chính sách bộ ba bất khả thi qua các thời kì, nhưng đến năm 2000 có thể quan sát thấy các chỉ số về hội nhập tài chính, ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ có xu hướng hội tụ ở mức trung bình. Kết quả này cho thấy rằng nhóm nước EMG đang cố gằng duy trì độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính ở mức tương đối cao bằng cách để cho tỷ giá linh hoạt hơn. Điều này giải thích lý do tại sao một vài nước trong nhóm này nắm giữ một lượng lớn dự trữ ngoại hối, vì đây là một khoản đệm an toàn cho sự đánh đổi trong bộ ba bất khả thi. Những quan sát trên không xảy ra ở Non-EMG. Nhóm này theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá, theo sau là độc lập tiền tệ trong suốt thời kỳ quan sát, và không có một xu hướng rõ ràng trong hội nhập tài chính.

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi và thực trạng tại Việt Nam (Trang 27 - 30)