Xem xét tác động của các nhân tố đến lạm phát

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi và thực trạng tại Việt Nam (Trang 101 - 111)

2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ ĐO

4.2.4 Xem xét tác động của các nhân tố đến lạm phát

Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát cao sẽ là rào cản cho sự tăng trường trong thời gian tới. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra lạm phát của Việt Nam.

Trong phần này nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình Vectơ tự hồi quy (VAR) để xem xét mức độ tác động của các nhân tố đến lạm phát theo một bài nghiên cứu của ngân hàng thanh toán quốc tế (Bis,2006) nhưng ở đây nhóm sử dụng dữ liệu từ tháng 6/1996 đến 8/2010. Hệ thống VAR cơ bản gồm các biến số nội địa như: CPI, Tỷ giá USD/VND (EX), cung tiền M2 của Việt Nam, tín dụng (CTE), lãi suất cho vay (LR) và các biến số

Page 102 of 111

bên ngoài như cung tiền Mỹ M3US, giá hàng hóa gồm giá xăng PX và giá gạo PG (do khó khăn trong việc thu thập dữ liệu nên bài nghiên cứu ở đây sử dụng dữ liệu về giá gạo của Thái Lan và giá xăng của Anh để thay thế để chỉ ra xu hướng chung về giá cả hàng hóa của thế giới). Toàn bộ số liệu này được lấy từ nguồn quỹ tiền tệ thế giới (IMF). Tất cả các biến đều được lấy log trừ lãi suất. Mỗi phương trình gồm 13 độ trễ của mỗi biến. Các giai đoạn con cũng sẽ được chọn để kiểm tra tính ổn định của những phát hiện này. Sau khi ước lượng được mô hình VAR với các biến số như trên, bằng phương pháp phân tích phương sai (Variance decomposition) nhóm nghiên cứu sẽ xem xét tác động của các nhân tố đến lạm phát.

Các biến số tỷ giá USD/VND, giá hàng hóa, cung tiền Mỹ M3US sẽ được cố định trong một hệ thống và hệ thống này sẽ xem xét tác động đến CPI như thế nào khi kết hợp với các biến số khác như CTE, M2, LR.

Cần chú ý tính dừng của chuỗi dữ liệu khi ước lượng mô hình VAR. Đối với các tất cả các biến xét đến ở đây, chỉ có chuỗi CTE và M2VN là dừng còn các chuỗi còn lại đều không dừng và khi lấy sai phân bậc nhất thì các chuỗi này đều dừng.

Kết quả nhận được khi ước lượng bằng mô hình VAR được nhóm tóm tắt trong ba bảng sau:

Bảng 17: Hệ thống VAR cơ bản với CTE

Với X1,X2,..Xt là các trễ của X tại tháng thứ 1, thứ 2 ..thứ t.

Giai đoạn mẫu

TG dự

báo M3US PX PG EX CTE CPI

6/1996-8/2010 12 23.6 8.8 9.7 17.4 12.0 28.5

Page 103 of 111

6/1996-8/2009 12 36.6 15.8 9.8 17.2 8.8 11.7

24 19.8 24.5 31.5 4.7 9.7 9.7

Bảng 18: Hệ thống VAR cơ bản với M2

Giai đoạn mẫu

TG dự

báo M3US PX PG EX M2VN CPI

6/1996-8/2010 12 23.7 9.9 9.0 13.8 15.9 27.8

24 18.2 13.2 18.1 14.6 19.3 16.6

6/1996-8/2009 12 16.7 17.0 42.2 9.7 8.6 5.7

24 43.2 10.4 28.8 8.1 7.6 1.9

Bảng 19: Hệ thống VAR cơ bản với LR

Giai đoạn mẫu

TG dự

báo M3US PX PG EX LR CPI

6/1996-8/2010 12 6.8 13.1 17.9 14.9 4.3 43.2

24 10.0 11.2 22.8 22.4 10.1 23.5

6/1996-8/2009 12 33.9 23.2 14.8 17.7 4.3 6.1

24 36.6 15.8 9.8 17.2 8.8 11.7

Dựa vào kết quả trên nhóm nghiên cứu thấy bên cạnh các nhân tố như cung tiền Mỹ, giá gạo, giá xăng, tỷ giá giải thích rất mạnh cho những biến đổi trong CPI thì khi xét mẫu dữ liệu đến tháng 8-2010 thì tín dụng và cung tiền là hai nhân tố có tác động lớn đến những biến đổi của CPI trong nước ( CTE là 17,6% và M2 là 19.3% trong thời gian 24 tháng) trong khi lãi suất lại có tác động đến CPI ở mức thấp hơn (10.1%). Kết quả này

Page 104 of 111

có phần khác với kết quả của Bis khi xem xét trên chuỗi dữ liệu đến tháng 4-2005 khi cho rằng cung tiền và lãi suất có ảnh hưởng không đáng kể đến tình hình lạm phát trong nước trong khi tín dụng lại giải thích được khoảng 25% những biến đổi trong CPI. Đối với tác động của tín dụng với CPI thì điều này hoàn toàn là phù hợp với kết quả của Bis khi mà tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam luôn ở mức cao, đặc biệt từ sau năm 2000. Ví dụ năm 2007 tăng trưởng tín dụng tới gần 54% và năm 2009 là 37.73% (duy chỉ có năm 2008 do chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên tăng trưởng tín dụng chỉ dừng lại ở mức 20.4%). Nhưng có điểm khác trong giai đoạn này đó là vai trò của cung tiền đối với lạm phát khi mà lượng cung tiền trong những năm gần đây gia tăng không ngừng, một phần do dòng vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày một lớn và để theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá buộc chính phủ đã tung một lượng nội tệ lớn ra để mua lại ngoại tệ. Như năm 2007 để mua lại 7 tỷ USD ngoại tệ thì NHNN đã bỏ ra gần 112.000 tỷ đồng (khoảng 10% GDP), và trong ba năm từ 2005-2007 mức tăng cung tiền của Việt Nam là khoảng 91.93% gấp 3.6 lần mức tăng trưởng GDP (25.1%). Chính vì thế mà cung tiền đã có tác động rất mạnh đến CPI trong cả khoảng thời gian 12 tháng và 24 tháng. Nếu như trong nghiên cứu trước của Bis thấy rằng lãi suất tác động không đáng kể đến CPI (dưới 5%) thì kết quả từ bài nghiên cứu của nhóm nhận thấy lãi suất có ảnh hưởng đến những biến đổi trong cpi ở mức khoảng 10.1% sau 24 tháng.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đây. Như trong bài nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội vào tháng 6/2010 thì tăng trưởng tín dụng và lạm phát có sự tương quan lẫn nhau.

Page 105 of 111

4.2.5. Các đề xuất nhằm kiềm chế lạm phát trong nước:

Trong phần các chỉ số trong bộ ba bất khả thi ở Việt Nam mà nhóm đã đề cập, chúng ta thấy rằng, Việt Nam đang chấp nhận độc lập tiền tệ ở mức trung bình để duy trì một chế độ tỷ giá ổn định ở mức cao (neo tỷ giá) và kiểm soát dòng vốn. Tuy nhiên trước thực trạng lạm phát ngày càng cao và xu hướng hội nhập toàn cầu thì buộc chúng ta phải chuyển đổi sang một hướng đi mới, hướng các chính sách nhằm giảm tốc lạm phát. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải thay đổi mục tiêu trong bộ ba bất khả thi, kiểm soát vốn trong một chừng mực nào đó, tỷ giá phải linh hoạt hơn để đổi lại có thể thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập hơn nhằm kiềm chế lạm phát. Ở đây nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số biện pháp:

Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt:

Đây có thể nói là một trong những biện pháp khá quen thuộc khi nhắc đến các giải pháp kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên theo một bài nghiên cứu của tiến sĩ Quách Mạnh Hào, thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát chỉ áp dụng đối với các quốc gia mà tín dụng cá nhân chiếm đa số trong khi đối với Việt Nam thì tín dụng cá nhân chỉ chiếm khoảng

Page 106 of 111

15%-20% còn tín dụng doanh nghiệp chiếm từ 80%-85% thì việc thắt chặt tiền tệ có thể chỉ làm vấn nạn lạm phát ngày càng trầm trọng hơn đặc biệt là khi mặt bằng lãi suất ở Việt Nam hiện khá cao 12%-14%. Điều này được lý giải là khi chính phủ thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như nâng lãi suất, tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, hạ mức tăng trưởng tín dụng thì các doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đồng thời chi phí vay vốn cũng cao hơn và dẫn đến giá cả hàng hóa cao hơn hoặc cung hàng hóa giảm hoặc cả hai.

Tuy nhiên ở đây nhóm nghiên cứu muốn tiếp cận chính sách thắt chặt tiền tệ theo hướng giảm thiểu những rủi ro trên thị trường bằng các biện pháp như kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng và lượng tiền trong lưu thông, giữ ổn định lãi suất và tiến tới giảm mặt bằng lãi suất. Điều này hoàn toàn phù hợp với những kết quả nghiên cứu định lượng của nhóm trong thời gian qua khi cung tiền và tín dụng có tác động nhiều đến lạm phát trong khi lãi suất ảnh hưởng k nhiều). Lạm phát là một vấn đề lâu dài, không phải ngày một ngày hai là có thể giải quyết được, do đó mà ở đây cần có một sự nhất quán trong chính sách dài hạn và một mục tiêu đặt ra cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh chứ không phải là một con số mang tính chất tham khảo.

Thực hiện các biện pháp vô hiệu hóa khi cần thiết:

Mặc dù trong điều kiện ngày nay, chính sách vô hiệu hóa đang gặp phải nhiều khó khăn và ngày càng trở nên không hiệu quả và tốn kém, tuy nhiên nếu sử dụng tốt thì chính sách vô hiệu hóa vẫn là một công cụ hỗ trợ tích cực góp phần giải quyết những vấn đề trong ngắn hạn.

Thắt chặt chính sách tài khóa:

Chính sách tiền tệ cần sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa. Chính sách kiểm soát lạm phát ở Việt Nam không thể thành công nếu không có sự cam kết chi tiêu từ chính sách tài khóa, mức cầu từ chi tiêu của Chính phủ phải hợp lý và rõ ràng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy có một kênh gián tiếp xảy ra khi chi tiêu Chính phủ tăng thì nguồn tài trợ sẽ gián tiếp chảy từ NHNN thông qua vòng chu chuyển của trái phiếu Chính phủ qua các ngân hàng thương mại. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ có thể sẽ bị động do chính sách tài khóa mở rộng và việc này làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ. Do vậy, cần phải cắt

Page 107 of 111

giảm chi tiêu công và tập trung chi tiêu vào các hạng mục đầu tư có hiệu quả và các hạng mục mang lại lợi ích xã hội cao hơn

Thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý:

Chính sách tỷ giá chỉ có tác động cộng hưởng cho các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế chứ không có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến lạm phát. Điều này lí giải tại sao trong giai đoạn 1992-1996 khi toàn bộ nền kinh tế đang được kiểm soát tốt, chính sách tỷ giá ổn định góp phần vào việc ổn định và giảm lạm phát. Đồng thời nó cũng lí giải tại sao từ năm 2004 đến 2008, lạm phát lại tăng trở lại mặc dù tỷ giá được giữ ổn định. Nguyên nhân chính của điều này chính là sự gia tăng mạnh mẽ của cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế.

Nếu như chính phủ thực hiện chính sách tỷ giá cố định trong bối cảnh dòng vốn đổ vào nền kinh tế ngày càng nhiều thì tình trạng lạm phát có thể gia tăng một khi chính sách tiền tệ không phát huy được tác. Việc thả nổi tỷ giá góp phần cân bằng giữ giá cả hàng hóa trong và ngoài nước, góp phần giúp nền kinh tế phân bố tối ưu hơn, và có cơ chế tự điều chỉnh trước những biến động. Tất nhiên, đối với những biến động lớn thì chính phủ cũng cần có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Và để chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát thực sự phát huy tác dụng, nâng uy tín của VND, thì Việt Nam cần phải chuẩn bị thêm một số điều kiện khác. Khi từ bỏ cơ chế neo tỷ giá NHNN buộc phải tìm một „mỏ neo‟ khác để thực thi các chính sách tiền tệ. Có hai „mỏ neo‟ mà NHTW các nước tìm đến: kiểm soát cung tiền và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu định trước. Theo nhóm nghiên cứu, do những hạn chế trong điều kiện kinh tế của Việt Nam: tính độc lập của ngân hàng nhà nước còn thấp, thị trường ngoại hối phát triển chưa cao… mà đây là một trong những điều kiện để thực hiện lạm phát mục tiêu thì việc neo vào lạm phát mục tiêu trong thời gian tới là không khả thi. Chính vì thế đối với điều kiện của Việt Nam, nhóm đề xuất sử dụng neo kiểm soát cung tiền, điều này có vẻ dễ dàng hơn đối với Việt Nam, song song với nó cần chuẩn bị những điều kiện để chuyển sang neo lạm phát mục tiêu vì đây có thể nói là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới.

Page 109 of 111 KẾT LUẬN

Nói tóm lại, lý thuyết bộ ba bất khả thi dù có phát triển đến đâu đi nữa thì nó cũng mang một ý nghĩa bất di bất dịch, đó là sự thiếu hụt công cụ quản lí vĩ mô. Việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi thích hợp sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình đạt được các mục tiêu đặt ra của một quốc gia, ngược lại sẽ đưa quốc gia đó tới “cái chết” mang tên khủng hoảng. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập tài chính hiện nay, các quốc gia nhận được không ít nhưng cũng không nên bỏ qua các mất mác phải gánh chịu, một quốc gia sẽ phải đánh đổi giữa ổn định về tài chính và ổn định về tiền tệ. Do đó, các quốc gia đang phát triển với nền tài chính non yếu cần cân nhắc thận trọng. Thêm nữa, xu hướng hội tụ về mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi sau khủng hoảng châu Á 1997 – 1998 được hỗ trợ bằng gia tăng nắm giữ dự trữ ngoại hối và các biện pháp can thiệp vô hiệu hóa chưa được kiểm định tính đúng đắn và dài hạn. Vấn đề càng phức tạp khi trong một vài năm gần đây chi phí của việc thực hiện chính sách trên ngày càng gia tăng. Vì vậy, công việc của các quốc gia đang phát triển là phải kiểm định rõ ràng tính phù hợp của mô hình này. Nếu nó thực sự đúng đắn thì cần phải phát triển những công cụ phù hợp để cắt giảm chi phí của việc thực thi chính sách này.

Đối với Việt Nam, mẫu hình bộ ba bất khả thi ở Việt Nam mang những đặc trưng riêng, tuy nhiên vẫn không nằm ngoài khả năng giải thích của thuyết Mundell – Fleming. Những phân tích về tình hình dự trữ ngoại hối cho thấy, Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, tuy nhiên, việc sử dụng yếu tố này để can thiệp vào việc lựa chọn bộ ba bất khả thi ở Việt Nam trong tương lai gần là không khả thi vì qui mô dự trữ quá nhỏ. Kết quả kiểm định mô hình VAR cho thấy những tác động của việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi và tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam. Những phân tích định lượng chỉ ra rằng Việt Nam hiện đang lựa chọn ổn định tỷ giá hơn là độc lập tiền tệ. Tuy nhiên, điều này lại không phù hợp với mục tiêu hàng đầu của chính phủ hiện nay là kiềm chế lạm phát. Do đó, chúng tôi đề xuất đất nước chúng ta nên thực sự lựa chọn một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lí “chính hiệu” nhằm đạt được một mức độc lập tiền tệ cao hơn hướng tới phục vụ cho mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Page 110 of 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Radhika Pandey, The impossible trinity: Robert Mundell’s path breaking contribution in the field of economics.

Goubing Shen (2004), “The Choice of Exchange Rate Regime: A Tetrahedron Hypothesis”, China Business Review (Jounrnal), Volume 3, No.4.

Sách Tài chính Quốc tế, GS.TS Trần Ngọc Thơ và PGS.TS Nguyễn Ngọc Định, Chương 11 “Bộ ba bất khả thi và những thay đổi trong cấu trúc tài chính quốc tế”.

Sách Kinh tế vĩ mô (2009), Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Chương 9: “Phân tích kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở”.

J. Aizenman, M.D Chinn, H. Ito (2008), “Assessing the emerging global financial

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở các thị trường mới nổi và thực trạng tại Việt Nam (Trang 101 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)