PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN SỐ

Một phần của tài liệu đai 8 (Trang 90 - 93)

- Cả lớp làm bài ,1 học sinh lênbảng làm.

PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN SỐ

Tiết 41 MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH A. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình.

- Hiểu và và biết cách sử dụng các thật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình sau này.

- Học sinh hiểu khái niệm giải phương trình. Biết cách sử dụng kí hiệu tương đương để biến đổi phương trình sau này.

B

.Phương pháp:

Nêu và giải quyết vấn đề.

C. Chuẩn bị: Bảng phụ

D. Tiến trình bài giảng: I.Ổn định:

II. Kiểm tra bài cũ:

III Bài mới:Giới thiệu qua nội dung của chương III

Hoạt động của thày, trò Ghi bảng ? Lấy ví dụ về đa thức, biểu thức có chứa

một biến.

- 4 học sinh lấy ví dụ.

- Giáo viên dẫn dắt và đưa ra khái niệm phương trình.

? Cho biết VP, VT của phương trình. ? VP của phương trình có mấy hạng tử, là những hạng tử nào.

- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện ? 1 - 2 học sinh lên bảng làm ?1. 1. Phương trình một ẩn - 1 phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x) . A(x) là vế trái; . B(x) là vế phải

. A(x); B(x) là các biểu thức chứa một biến x.

. Ví dụ:

- Cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

- Yêu cầu học sinh làm ?2.

- Cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên đưa ra khái niệm nghiệm của phương trình.

- Yêu cầu cả lớp làm ?3 và giải thích. - Cả lớp thảo luận nhóm.

- Giáo viên đưa ra chú ý.

Cho HS nhắc lại chú ý và làm bài tập 1 SGK trang 6 để củng cố khái niệm nghiệm của phương trình

x = -1 là nghiệm của phương trình 4x - 1 = 3x - 2 và 2(x + 1) = 2 - x

- Giáo viên đưa ra các khái niệm giải phương trình, tập nghiệm của phương trình:

+ Giải phương trình là đi tìm các nghiệm của phương trình.

+ tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình gọi là tập nghiệm của phương trình. - Yêu cầu học sinh làm ?4

- Cả lớp thảo luận nhóm để làm bài.

? Thế nào là 2 tập hợp bằng nhau. - Học sinh nhắc lại về 2 tập hợp bằng nhau.

- Giáo viên đưa ra khái niệm phương trình tương đương.

Cho HS làm bài tập 5 SGK để củng cố khái niệm hai phương trình tương đương

Bài tập 5: 2 phương trình không tương đương với nhau vì S1 = { }0 ;

S2 = { }0;1

?1

?2

Khi x = 6 giá trị của mỗi vế là: VT = 2.6 + 5 = 17

VP = 3( 6 - 1) +2 = 17

6 thoả mãn phương trình hay x = 6

gọi là nghiệm của phương trình. ?3

a) x = -2 không thoả mãn phương trình. b) x = 2 là một nghiệm của phương trình. * Chú ý: SGK

2. Giải phương trình

+ Giải phương trình là đi tìm các nghiệm của phương trình.

+ tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình gọi là tập nghiệm của phương trình

?4

a) S = { }2

b) S = φ

3. Phương trình tương đương - 2 phương trình tương đương là 2

phương trình mà mỗi nghiệm của phương trình này cũng là nghiệm của phương trình kia và ngược lại.

- Kí hiệu tương đương là ''''

IV.Cũng cố:

Bài tập 1:

Hãy chứng tỏ rằng PT sau vô nghiệm: a. (x-1)2 + 3x2 = 0

b. x2 + 2x + 3 = 0

giải a. Ta có (x-1)2≥0 với mọi x

3x2 ≥0 với mọi x

(x-1)2 + 3x2 = 0 khi x=1 và x = 0 nên không có giá trị nào của x thoả mãn đồng thời cả hai ĐK trên, vậy PT trên vô nghiệm

b. Ta có x2 + 2x + 3 = ( x + 1)2 +2≥2 với mọi x nên PT đã cho vô nghiệm

V. Dặn dò:

- Học theo SGK, làm lại các bài tập trên và bài 3,4 SGK

- Làm bài tập 3 - trang6 SGK; bài tập 3, 4, 6, 8, 9 trang 3,4 SBT

Ngày soạn:2.1.10

Một phần của tài liệu đai 8 (Trang 90 - 93)