Tiết 11: PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM CÁC HẠNG TỬ

Một phần của tài liệu đai 8 (Trang 25 - 26)

BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM CÁC HẠNG TỬ

A . Mục tiêu : + Học sinh hiểu phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp

nhóm các hạng tử thích hợp

+ Biết cách phán đoán để nhóm các hạng tử sao cho có nhân tử chung hoặc có hằng đẳng thức để có thể phân tích đa thức thành nhân tử.

+ Rèn luyện kỹ năng phân tích ,nhận xét để áp dụng linh hoạt cách nhóm các hạng tử.

B.Phương pháp:

Nêu và giải quyết vấn đề. C . Chuẩn bị của GV và HS : + Bảng phụ

D. Tiến trình lên lớp:

I.Ổn định:

II.Kiểm tra bài cũ + GV kiểm tra hai HS

- HS 1 : Làm bài tập 30 SBT x( x2 – 0,25) =0

x( x-0,5) (x+ 0,5) = 0

vậy x= 0 hoặc x= 0,5; hoặc x= - 0,5.

- HS 2 làm bài tập sau: Phân tích đa thức sau thành nhân tử 5x2 – 10xy + 5y2 – 20 z2

=5( x2 – 2xy+y2 – 4z2 ) = 5 ( x-y-2z) ( x- y+2z) lớp làm bài cùng 2 hs

+ Gv đánh giá nhận xét cho điểm

với bài của HS 2 đẫ áp dụng các phương pháp phân tích nào? + Gv vào bài

III.Bài mới

Hoạt động của GVvà HS Ghi bảng

+ Gv cho HS đọc sgk theo các nhóm bàn và đại diện các nhóm trình bày bài.

Chú ý cho các nhóm trình bài bằng cách cách khác nhau.

+ tại sao không nhóm x2 và 3y2 vào 1 nhóm ? vậy trước khi nhóm các hạng tử cần chú ý điều gì?

+ Với ví dụ 2 nên nhóm như thế nào để xuất hiện nhân tử chung? Cón có cách nhóm nào khác không ?. Tại sao không nhom 2x y và 3z vào một nhóm.

1. Ví dụ:

Ví dụ 1: phân tích các đa thức sau thành

nhân tử: x2 – 3x+ xy-3y C1: x2 – 3x+ xy-3y = (x2 – 3x)+( xy -3y) =( x-3) ( x+y) C2: x2 – 3x+ xy-3y = ( x2 + xy ) – ( 3x + 3y) = ( x-3) ( x+y).

Ví dụ 2: Phân tích đa thức sau thành nhân tử

2xy+ 3z+ 6y + xz C1: 2xy+ 3z+ 6y + xz = ( 2xy+ 6y) + ( 3z+ xz)

+ Gv chốt lại đó là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử.

+ GV cho HS làm bài ?! và ?2

Với bài ?1 muốn tính nhanh ta làm như thế nào ( Nhóm các tích để xuất hiện nhân tử chung)

IV.Cũng cố:

+ Gv chốt lại cách nhóm các hạng tử để làm xuất hiện nhân tử chung hoặc hằng đẳng thức

+ GV cho HS làm bài tập 47 (c) Bài 48 ( a, c)

Ba Hs trình bài

KHi làm bài tập 48cần chú ý gì trước khi nhóm các hạng tử ( Chú ý có thể lập thành một hằng đẳng thức.)

+ Gv cho HS thảo luận nhóm bài 49 (b) đại diện trình bài

+ Gv cho HS làm bài 50( b) muốn tìm x ta làm như thế nào?

Khi nhóm các hanhg tử cần chú ý điều gì?

= ( x+3) ( 2y+ z) C2: 2xy+ 3z+ 6y + xz =( 2xy+ xz) + ( 3z + 6y) = ( x+3) ( 2y+ z) 2. áp dụng Bài ?1: Tính nhanh: 15.64+ 25.100+ 36.15 + 60 .100 =( 15.64+ 36. 15) + ( 25.100+ 60.100) = 15.100+ 85.100 = 100.100 = 10000.

Bài ?2 cho HS thảo luận nhóm và các

nhóm trình bày gv chốt các giải nào đúng cách làm nào sai cho điểm các nhóm.

Củng cố luyện tập

Bài 47: c. 3x2 – 3xy – 5x+ 5y = ( 3x2 – 3xy) – ( 5x-5y) =

3x( x-y) – 5 ( x-y) = ( x-y) ( 3x-5)

Bài 48: a.(x2 + 4x +4) – y2 = ( x+2) 2 – y2 = ( x+2 –y) ( x+2 +y) c. x2 – 2xy +y2 – z2 + 2zt – t2 = ( x2 – 2xy+ y2 ) – ( z2 – 2zt + t2 ) = ( x- y)2 – ( z-t) 2 = ( x-y-z+t) ( x-y +z-t) Bài 49(b): 452 + 402 – 152 + 80.45 = (452 + 2 . 40 . 45 + 402) - 152 = ( 45+ 40)2 – 152 =( 85 +15 ). (85 – 15) = 100 . 70 = 7000 Bài 50 Tìm x biết: 5x(x-3) – x + 3 = 0 5x(x-3) –(x-3) = 0 ( x-3) ( 5x-1)= 0 x=3 hoặc x= 1 5 V.Hướng dẫn về nhà:

Một phần của tài liệu đai 8 (Trang 25 - 26)