Vai trò nguồn nhân lực trong ngành quảng cáo ở Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ nghiên cưu và đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành quảng cáo (Trang 54 - 55)

Ngành công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển được là do nguồn lực sáng tạo của con người. Mà vai trò máy móc, thiết bị và công nghệ chỉ là thứ yếu. Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng nếu thiếu lực lương lao động thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh. Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.

Một giám đốc chiến lược có vị trí quan trọng nhất trong một đại lý quảng cáo. Họ có tầm nhìn chiến lược, am hiểu về marketing, thương hiệu, truyền thông marketing và truyền thông sáng tạo.

Giám đốc dịch vụ khách hàng là người chịu trách nhiệm kết nối, thoả mãn nhu cầu và chăm sóc khách hàng lâu dài. Họ có thể tham gia hoặc trực tiếp cùng khách hàng xây dựng chiến lược truyền thông dựa trên chiến lược marketing mà phòng marketing của khách hàng đưa ra. Họ nắm bắt tốt các yêu cầu từ khách hàng và có trách nhiệm chuyển tải nó về các bộ phận chức năng trong công ty quảng cáo thực hiện tất cả mọi yêu cầu từ nhỏ tới lớn, từ sáng tạo đến truyền thông…Và chính

họ là người sẽ trình bày các kế hoạch hoặc ý tưởng này cho khách hàng. Công ty quảng cáo ở thành phố “kiếm tiền” được hay không là do vị trí này.

Media Director là vị quan trọng thứ 4 nhưng dịch ra tiếng Việt rất dễ nhầm lẫn. Nếu gọi là giám đốc truyền thông thì không đúng. Truyền thông (communications) là bao hàm tất cả mọi phương tiện truyền tải thông điệp, hình ảnh quảng cáo đến công chúng. Nó bao hàm cả truyền thông gián tiếp (ATL: Abote The Line) hoặc truyền thông đại chúng (mass communications); cả truyền thông trực tiếp (BTL: Below The Line) như: PR, event, kích hoạt thương hiệu, POS, POSM…; và cả các loại truyền thông mới như internet, PR 2.0, bloger, forum, …(new communications). Media chỉ thuần tuý cho 3 loại: truyền hình (TVC), quảng cáo báo/ tạp chí (PrintAd.) và Radio. Vì 3 loại trên luôn chiếm trên 60% ngân sách quảng cáo nên vị trí này cũng rất cần người giỏi, am hiểu về phương tiện media, tính toán các giá trị định lượng trong chỉ số tiếp cận khách hàng mục tiêu (rating).

Các vị trí khác như: Promotions, PR, Event, OOH (out of home)…cũng rất quan trọng nhưng thường chỉ là cấp trưởng phòng quản lý. Trong một đại lý quảng cáo, các dịch vụ này họ thường hợp tác (mua) bên ngoài từ một công ty chuyên ngành. Những năm gần đây các loại hình quảng cáo này phát triển rất mạnh, ngân sách lớn nên đại lý quảng cáo cũng xây dựng nguồn nhân lực của mình để tư vấn khách hàng lựa chọn mua vị trí, mua chương trình và tìm nhà cung cấp tốt nhất.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ nghiên cưu và đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành quảng cáo (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w