c. Khí hậu, thời tiết
3.1.2.2. Cơ chế quản lý của ngành quảng cáo Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành quảng cáo thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lý chung của Hiệp hội quảng cáo Việt Nam và sự quản lý của Hiệp hội quảng cáo Thành phố Hồ Chí Minh với các qui định sau:
Chương I: Quy Định Chung (Xem thêm ở phần phụ lục 3.1)
Điều 1. Quy định chung về hoạt động quảng cáo
Điều 2. Bản quy định được áp dụng cho các hình thức, phương tiện hoạt động quảng cáo
Chương II: Quy Định Cụ Thể (Xem thêm ở phần phụ lục 3.2)
Điều 3. Tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo Điều 4. Quy định về khu vực cấm quảng cáo
Điều 5. Quy định cấm trong nội dung, hình thức quảng cáo Điều 6. Quy định về kích thước, số lượng, thời gian
Điều 7. Quy định về thủ tục hồ sơ xin phép thực hiện quảng cáo Điều 8. Thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện quảng cáo
Điều 9. Trình tự và thời hạn giải quyết hồ sơ, thời gian thực hiện quảng cáo Điều 10. Quy định về an toàn đối với công trình quảng cáo
Điều 11. Quy định về quảng cáo hàng hoá sản xuất ở nước ngoài mà người quảng cáo không phải pháp nhân Việt Nam
Điều 12. Quy định quảng cáo trên ấn phẩm báo chí
Điều 13. Quy định quảng cáo bằng phương tiện màn hình điện tử Điều 14. Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo
Chương III: Thanh Tra, Kiểm Tra, Xử Lý Vi Phạm (Xem thêm ở phần phụ lục 3.3)
Điều 15. Thanh tra chuyên ngành văn hoá thông tin, các sở-ngành nêu tại Điều 14
và Uỷ ban nhân dân quận-huyện có trách nhiệm thành tra, kiểm tra việc thực hiện quy định này và các quy định của các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động quảng cáo, xử lý nghiêm minh những vi phạm theo thẩm quyền
Điều 16. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam khi thực hiện
quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo và vi phạm nội dung quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Điều 17. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về việc cấp, thu
hồi giấy phép thực hiện quảng cáo, cản trợ hoạt động quảng cáo đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân; sách nhiễu hoặc có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh quảng cáo, vi phạm quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Chương IV: Lệ Phí Cấp Giấy Phép Thực Hiện Quảng Cáo (Xem thêm ở phần phụ lục 3.4)
Điều 18. Lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo
Chương V: Điều Khoản Thi Hành
Điều 19. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo tại Việt Nam phải tuân thủ
nghiêm chỉnh quy định này, các quy định của Pháp lệnh quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Điều 20. Giấy phép thực hiện quảng cáo được cấp trước khi quy định này có hiệu
lực thi hành, thì vẫn được sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trong giấy phép
Điều 21. Giao Sở Văn hoá và Thông tin chủ trì phối hợp với Kiến trúc sư trưởng
thành phố và Uỷ ban nhân dân quận-huyện tham mưu đề xuất cho Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn từng quận-huyện, quy hoạch địa điểm lắp đặt màn hình quảng cáo điện tử, theo hướng không được thực hiện quảng cáo ngoài trời bao quanh mặt tiền các công trình, trên nóc các cao ốc, chợ và các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá, tại các đầu cầu, các giao lộ vòng
xoay, khu vực trung tâm thành phố, làm ảnh hưởng mỹ quan, kiến trúc đô thị, trật tự an toàn giao thông
Điều 22. Sở Văn hoá và Thông tin có trách nhiệm phối hợp với các sở-ngành liên
quan và Uỷ ban nhân dân quận-huyện triển khai thực hiện nghiêm túc quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Sở Văn hoá và Thông tin kịp thời đề xuất, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố để xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định này