- Xét theo trình độ: Qua 3 năm cho thấy chất lượng lao động của Nhà máy
2.2.3 Tình hình xuất nhập kho của Nhà máy
Sản xuất là giai đoạn quan trọng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng - giai đoạn cuối cùng của một quá trình SXKD của doanh nghiệp. Sản phẩm được tiêu thụ nhanh sẽ giúp sản xuất phát triển. Và ngược lại, sản phẩm bị tồn đọng nhiều sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, làm ngưng trệ quá trình sản xuất. Để thấy rõ tình hình xuất nhập kho của Nhà máy, ta phân tích bảng 7:
Bảng 7: Tình hình xuất nhập kho của Nhà máy qua 3 năm (2007 – 2009 )
ĐVT: tấn Chỉ tiêu Tồn kho đầu năm Sản xuất trong năm Sản lượng tiêu thụ
Tồn kho cuối năm
+/- %
2007 200 20300 19500 1000 5,13
2008 1000 21000 21500 500 2,33
2009 500 33000 33400 100 0,30
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Theo bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm luôn biến động theo xu hướng tăng dần qua các năm. Trong 3 năm thì năm 2009, Nhà máy sản xuất, tiêu thụ được nhiều nhất và cũng là năm có lượng tồn kho thấp nhất. Qua 3 năm tỉ lệ sản phẩm tồn kho cuối năm so với lượng tiêu thụ được liên tục giảm. Năm 2007, lượng tồn kho chiếm 5,13%, năm 2008 chiếm 2,33% đến năm 2009 chỉ chiếm có 0,30%. Điều này chứng tỏ Nhà máy đã rất nổ lực trong công tác tiêu thụ sản phẩm, đây là một thành tích rất đáng khen ngợi của Nhà máy. Như vậy, ta thấy sản phẩm của Nhà máy đã được tiêu thụ rất
nhanh và sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó. Do đó, Nhà máy cần phát huy hơn nữa thành tích này của mình trong thời gian tới. Trong những năm sắp tới, các đơn đặt hàng cho xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng lên, vì thế lượng tồn kho hiện tại của Nhà máy khó có thể đáp ứng kịp thời cho xuất khẩu sang các nước trên thế giới, bởi vậy Nhà máy cần tăng công suất chế biến, tìm kiếm thêm nguồn nguyên liệu sắn để tăng khối lượng thành phẩm để bảo vệ và mở rộng thêm thị trường của mình.